Ngày 7/6/2011 vừa qua, ba mạng người đã chết tại chỗ và một người bị thương nặng trong vụ tai nạn đường sắt thảm khốc tại Trảng Bom - Đồng Nai. 2 trong 3 nạn nhân nói trên là bà Lương Thị Nga (39 tuổi) và con trai 11 tuổi. Trong khi đó, người bị thương nặng là ông Phạm Văn Tại (45 tuổi, chồng bà Nga).
Ngay trước đó 1 ngày, chiều 6/6, cả một gia đình ở xã Tu Tra, huyện Đơn Dương (Lâm Đồng) đã thiệt mạng do bị một chiếc ô tô đâm phải. Nạn nhân là anh Hồ Quốc Triều (1983) và vợ là Nguyền Thị Lễ Hà (1985) cùng con trai Hồ Quốc Khánh Linh (2005), trong đó, chị Hà đang có bầu 4 tháng.
Thương tâm nhất có lẽ là những vụ tai nạn giao thông mà trong chớp mắt, cả hai vợ chồng đều thiệt mạng, để lại những đứa con côi cút, không nơi nương tựa. Đây hầu hết lại đều là những cặp vợ chồng còn trẻ, con cái còn nhỏ. Trong số họ, hầu như chưa có ai chuẩn bị cho ngày “ra đi” của mình, chứ đừng nói là sự "ra đi" của cả hai vợ chồng một lúc.
Trường hợp vợ chồng anh Trần Văn Anh - cán bộ của Công ty Xây dựng nhà và cơ sở hạ tầng Nghệ An là một ví dụ. Anh chị bị tai nạn giao thông và qua đời do một chiếc xe tải đâm phải trong lúc cùng nhau lưu thông trên đường. Đau lòng hơn nữa là bố mẹ hai bên nội ngoại của anh chị đều đã qua đời. Giờ đây, 2 đứa con mồ côi của anh chị không còn nơi nào bấu víu.
Năm 2010, trên quốc lộ 1A đoạn đi qua huyện Diễn Châu (Nghệ An) xảy ra vụ tai nạn. Vợ chồng anh Trần Văn Phương (40 tuổi) và chị Nguyễn Thị Hường (38 tuổi) ở xã Nghi Phú, thành phố Vinh chết thảm dưới gầm ôtô. Anh chị mất đi để lại 5 đứa con bơ vơ không nơi nương tựa.
Cũng thương tâm không kém là trường hợp những cặp vợ chồng tuy may mắn không thiệt mạng nhưng lại bị thương rất nặng. Sau tai nạn, họ sống nhưng bị tàn tật suốt đời, không những không còn sức lao động để nuôi con cái mà còn trở thành gánh nặng cho con. Điển hình như hồi tháng 3/2011 vừa qua, hai vợ chồng anh PVĐ (39 tuổi) và chị LTPL (27 tuổi) cùng ở Trà Vinh, trong lúc tham gia giao thông đã bị bị xe tải cán nát hai chânQua hội chẩn, các bác sĩ bệnh viện Chợ Rẫy xác định không giữ được chân nên đã phẫu thuật cắt chân của hai vợ chồng đến tận đùi.
Không dám đi chung xe
Tại Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y tế, mỗi năm có hơn 11.000 mạng sống bị cướp đi bởi tai nạn giao thông và còn có 140.000 ca thương tích phải nhập viện mỗi năm.
Trước thông tin về những vụ tai nạn giao thông kinh hoàng khiến không ít gia đình “trắng khăn tang”, nhiều cặp vợ chồng đã phòng xa bằng cách không tham gia giao thông trên cùng một phương tiện.
Anh Trần Tuấn Bình, ngụ tại đường Hùng Vương, Đà Nẵng cho biết, lâu nay, vợ chồng anh quyết định không đi cùng một xe máy khi phải đi đâu xa. “Bây giờ cứ ra đường là tai nạn rình rập. Cho dù mình đi cẩn thận nhưng người ta đi ẩu thì mình vẫn “chết bất đắc kỳ tử” như thường. Vì vậy, tốt nhất là không đi chung xe, có chuyện gì thì còn có một người ở lại nuôi con” - anh Bình chia sẻ. Anh Bình cũng cho biết, ở cơ quan anh, nhiều người đã quyết định không đi cùng vợ (chồng) trên một xe, đặc biệt là trên những chuyến đi xa như ra ngoại thành, về quê…
Nỗi lo về tai nạn giao thông là một trong những bất ổn của xã hội hiện nay, đến nỗi cùng với việc chuyển từ mua bảo hiểm cho con sang mua bảo hiểm cho bố mẹ, nhiều cặp vợ chồng khi ra đường ngoài việc chia nhau đi làm hai xe máy, hai ô tô, thậm chí là hai máy bay thì còn “chia” nhau chở con cái, mỗi người chở một đứa. “Khi tôi nói chuyện này, một số người ban đầu cho là tôi quá lo xa, nhưng thực tế đã chứng minh những bất ổn trên đường. Tình trạng “xe điên” gây tai nạn hàng loạt trên phố, rồi xe tải chạy bạt mạng trên quốc lộ, xe khách giành đường, lái xe ngủ gật vì áp lực chạy đường dài… nhan nhản trên các báo hàng ngày. Ai dám chắc những tai nạn bất ngờ này nó chừa mình ra?” – chị Hoàng Thanh Tâm (Quỳnh Mai – Hai Bà Trưng, Hà Nội) nói.
Nỗi sợ tai nạn giao thông bất ngờ cướp đi mạng sống cũng được nhiều người chia sẻ trên mạng, trong các diễn đàn. Thậm chí, có người còn nói “mỗi ngày ra đường là một thử thách”. Những ai thường xuyên phải đi trên những đoạn đường quốc lộ, nhìn những chiếc xe tải, xe ben chạy bạt mạng cũng như tận mắt chứng kiến những vụ tai nạn giao thông kinh hoàng sẽ thấy, nguy hiểm thực sự đang rình rập mình là như thế nào. Bạn đọc Thảo Lê chia sẻ trên diễn đàn báo Tuổi trẻ: “tôi sợ được chồng chở sau xe honda khi đi ngang quốc lộ 22... Tôi cũng mong lắm mọi người ý thức khi tham gia giao thông nhưng sao khó quá”.
Ngay cả khi không đi cùng một xe, nhiều cặp vợ chồng vẫn cảm thấy lo ngại, bất ổn cho người kia. “Em và chồng ra khỏi nhà đi làm hàng ngày cùng một giờ, đến văn phòng bao giờ cũng phải nhắn tin cho nhau báo là đã đến rồi, bây giờ cứ ra đường là lo ngay ngáy. Giao thông kinh sợ” – bạn haivanphe chia sẻ trên diễn đàn otofun.
Ngoài ra, những vụ tai nạn thảm khốc khiến nhiều người trong một gia đình, dòng họ thiệt mạng như vụ tàu hoả đâm ô tô đám cưới, đám hỏi, ô tô đi lễ… cũng khiến tâm lý người tham gia giao thông hoang mang, lo lắng. Nhiều gia đình đã quyết định không đi cùng một chuyến ô tô, ngay cả khi cần thiết.
Tai nạn giao thông quả thật luôn rình rập chúng ta mỗi khi ra đường và trên thực tế, có rất nhiều vụ mà người tham gia giao thông đã hết sức cẩn trọng nhưng vẫn bị "tai bay vạ gió". Tuy nhiên, không vì thế mà chúng ta ngồi ở nhà không dám ra đường. Cách tốt nhất vẫn là mỗi người đều tự nâng cao ý thức tham gia giao thông, trước hết là giữ gìn sự an toàn cho mình và người thân, và vì thế, cũng tránh gây tai họa cho người khác. Khi mà tất cả mọi người đều có ý thức thì chắc chắn, đại nạn tai nạn giao thông sẽ được đẩy lùi.
Ngay trước đó 1 ngày, chiều 6/6, cả một gia đình ở xã Tu Tra, huyện Đơn Dương (Lâm Đồng) đã thiệt mạng do bị một chiếc ô tô đâm phải. Nạn nhân là anh Hồ Quốc Triều (1983) và vợ là Nguyền Thị Lễ Hà (1985) cùng con trai Hồ Quốc Khánh Linh (2005), trong đó, chị Hà đang có bầu 4 tháng.
Thương tâm nhất có lẽ là những vụ tai nạn giao thông mà trong chớp mắt, cả hai vợ chồng đều thiệt mạng, để lại những đứa con côi cút, không nơi nương tựa. Đây hầu hết lại đều là những cặp vợ chồng còn trẻ, con cái còn nhỏ. Trong số họ, hầu như chưa có ai chuẩn bị cho ngày “ra đi” của mình, chứ đừng nói là sự "ra đi" của cả hai vợ chồng một lúc.
Trường hợp vợ chồng anh Trần Văn Anh - cán bộ của Công ty Xây dựng nhà và cơ sở hạ tầng Nghệ An là một ví dụ. Anh chị bị tai nạn giao thông và qua đời do một chiếc xe tải đâm phải trong lúc cùng nhau lưu thông trên đường. Đau lòng hơn nữa là bố mẹ hai bên nội ngoại của anh chị đều đã qua đời. Giờ đây, 2 đứa con mồ côi của anh chị không còn nơi nào bấu víu.
Năm 2010, trên quốc lộ 1A đoạn đi qua huyện Diễn Châu (Nghệ An) xảy ra vụ tai nạn. Vợ chồng anh Trần Văn Phương (40 tuổi) và chị Nguyễn Thị Hường (38 tuổi) ở xã Nghi Phú, thành phố Vinh chết thảm dưới gầm ôtô. Anh chị mất đi để lại 5 đứa con bơ vơ không nơi nương tựa.
Cũng thương tâm không kém là trường hợp những cặp vợ chồng tuy may mắn không thiệt mạng nhưng lại bị thương rất nặng. Sau tai nạn, họ sống nhưng bị tàn tật suốt đời, không những không còn sức lao động để nuôi con cái mà còn trở thành gánh nặng cho con. Điển hình như hồi tháng 3/2011 vừa qua, hai vợ chồng anh PVĐ (39 tuổi) và chị LTPL (27 tuổi) cùng ở Trà Vinh, trong lúc tham gia giao thông đã bị bị xe tải cán nát hai chânQua hội chẩn, các bác sĩ bệnh viện Chợ Rẫy xác định không giữ được chân nên đã phẫu thuật cắt chân của hai vợ chồng đến tận đùi.
Không dám đi chung xe
Tại Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y tế, mỗi năm có hơn 11.000 mạng sống bị cướp đi bởi tai nạn giao thông và còn có 140.000 ca thương tích phải nhập viện mỗi năm.
Trước thông tin về những vụ tai nạn giao thông kinh hoàng khiến không ít gia đình “trắng khăn tang”, nhiều cặp vợ chồng đã phòng xa bằng cách không tham gia giao thông trên cùng một phương tiện.
Anh Trần Tuấn Bình, ngụ tại đường Hùng Vương, Đà Nẵng cho biết, lâu nay, vợ chồng anh quyết định không đi cùng một xe máy khi phải đi đâu xa. “Bây giờ cứ ra đường là tai nạn rình rập. Cho dù mình đi cẩn thận nhưng người ta đi ẩu thì mình vẫn “chết bất đắc kỳ tử” như thường. Vì vậy, tốt nhất là không đi chung xe, có chuyện gì thì còn có một người ở lại nuôi con” - anh Bình chia sẻ. Anh Bình cũng cho biết, ở cơ quan anh, nhiều người đã quyết định không đi cùng vợ (chồng) trên một xe, đặc biệt là trên những chuyến đi xa như ra ngoại thành, về quê…
Nỗi lo về tai nạn giao thông là một trong những bất ổn của xã hội hiện nay, đến nỗi cùng với việc chuyển từ mua bảo hiểm cho con sang mua bảo hiểm cho bố mẹ, nhiều cặp vợ chồng khi ra đường ngoài việc chia nhau đi làm hai xe máy, hai ô tô, thậm chí là hai máy bay thì còn “chia” nhau chở con cái, mỗi người chở một đứa. “Khi tôi nói chuyện này, một số người ban đầu cho là tôi quá lo xa, nhưng thực tế đã chứng minh những bất ổn trên đường. Tình trạng “xe điên” gây tai nạn hàng loạt trên phố, rồi xe tải chạy bạt mạng trên quốc lộ, xe khách giành đường, lái xe ngủ gật vì áp lực chạy đường dài… nhan nhản trên các báo hàng ngày. Ai dám chắc những tai nạn bất ngờ này nó chừa mình ra?” – chị Hoàng Thanh Tâm (Quỳnh Mai – Hai Bà Trưng, Hà Nội) nói.
Nỗi sợ tai nạn giao thông bất ngờ cướp đi mạng sống cũng được nhiều người chia sẻ trên mạng, trong các diễn đàn. Thậm chí, có người còn nói “mỗi ngày ra đường là một thử thách”. Những ai thường xuyên phải đi trên những đoạn đường quốc lộ, nhìn những chiếc xe tải, xe ben chạy bạt mạng cũng như tận mắt chứng kiến những vụ tai nạn giao thông kinh hoàng sẽ thấy, nguy hiểm thực sự đang rình rập mình là như thế nào. Bạn đọc Thảo Lê chia sẻ trên diễn đàn báo Tuổi trẻ: “tôi sợ được chồng chở sau xe honda khi đi ngang quốc lộ 22... Tôi cũng mong lắm mọi người ý thức khi tham gia giao thông nhưng sao khó quá”.
Ngay cả khi không đi cùng một xe, nhiều cặp vợ chồng vẫn cảm thấy lo ngại, bất ổn cho người kia. “Em và chồng ra khỏi nhà đi làm hàng ngày cùng một giờ, đến văn phòng bao giờ cũng phải nhắn tin cho nhau báo là đã đến rồi, bây giờ cứ ra đường là lo ngay ngáy. Giao thông kinh sợ” – bạn haivanphe chia sẻ trên diễn đàn otofun.
Ngoài ra, những vụ tai nạn thảm khốc khiến nhiều người trong một gia đình, dòng họ thiệt mạng như vụ tàu hoả đâm ô tô đám cưới, đám hỏi, ô tô đi lễ… cũng khiến tâm lý người tham gia giao thông hoang mang, lo lắng. Nhiều gia đình đã quyết định không đi cùng một chuyến ô tô, ngay cả khi cần thiết.
Tai nạn giao thông quả thật luôn rình rập chúng ta mỗi khi ra đường và trên thực tế, có rất nhiều vụ mà người tham gia giao thông đã hết sức cẩn trọng nhưng vẫn bị "tai bay vạ gió". Tuy nhiên, không vì thế mà chúng ta ngồi ở nhà không dám ra đường. Cách tốt nhất vẫn là mỗi người đều tự nâng cao ý thức tham gia giao thông, trước hết là giữ gìn sự an toàn cho mình và người thân, và vì thế, cũng tránh gây tai họa cho người khác. Khi mà tất cả mọi người đều có ý thức thì chắc chắn, đại nạn tai nạn giao thông sẽ được đẩy lùi.