Tên thật liệu có làm nên một Google+ tốt đẹp hơn hay lại giết chết chính mạng xã hội còn non trẻ này?
Như đã đề cập ở những bài viết trước đây, Google đã tạo ra một chính sách gây khá nhiều tranh cãi cho sản phẩm mạng xã hội mới nhất Google+. Qua đó, những người sử dụng dịch vụ đều phải sử dụng tên thật. Gần như ngay sau đó, những ý kiến đa chiều của người sử dụng internet đã phần nào làm nóng thêm vấn đề này.
Từ phản ứng của dư luận…
Hầu hết người sử dụng internet đều phản đối chiến lược tiếp cận thị trường kỳ quặc này của Google. Rất nhiều lý do để chứng minh rằng “Sử dụng tên thật” trên một mạng xã hội là không cần thiết đã được đưa ra. Một trong những lý do đó là việc Google hiện không thể kiểm tra cụ thể từng người sử dụng xem “tên thật” của họ sử dụng trên Google+ có đúng là cái tên trong giấy khai sinh của họ hay không.
Một ví dụ vui cho vấn đề này có thể tìm thấy ngay tại Việt Nam. Tôi có quen một cô bạn trên Google+ với cái tên “Kẹo Cốm”. Đối với Google, đây là một cái tên tiếng Việt đúng nghĩa. Nhưng sẽ thật kỳ lạ nếu như có bậc cha mẹ Việt Nam nào đặt cho con của mình cái tên như vậy.
… đến những “lý lẽ” của Google
Google lại cho rằng việc sử dụng tên thật sẽ khiến cho người dùng Google+ “cư xử” tốt hơn khi tham gia dịch vụ này của họ. Bên cạnh đó, ông trùm tìm kiếm cũng tái khẳng định rằng đây là một dịch vụ xác định rõ danh tính chứ không phải một mạng xã hội, vì thế việc sử dụng tên thật là cần thiết. Và cuối cùng, Google có vẻ nhấn mạnh khá nhiều vào điểm này, đó là “không ai ép buộc bạn phải dùng Google+ cả”.
Dĩ nhiên hai lý do đầu tiên được mọi người cho là có lý. Tuy nhiên chính lý do cuối cùng mới khiến mọi người cảm thấy điều kỳ lạ đang xảy ra. Phát biểu này của Google làm cho tôi nhớ đến câu nói khá nổi tiếng của fRzzy (admin diễn đàn vOz): "Sân chơi nào cũng có luật chơi riêng của nó và nếu bạn không thích luật chơi, bạn có quyền không chơi".
Quan niệm sai lầm của Google về thị trường?
Có vẻ như “học thuyết thị trường” của Google đã bị sai lệch ít nhiều. Trong đó, Google cho rằng việc duy nhất mà người tiêu dùng làm đó là “mua hoặc không mua, sử dụng hoặc không sử dụng một sản phẩm nào đó” mà chẳng hề tồn tại chút nhận xét hay ý kiến cá nhân nào cả. Đối với họ, có lẽ những “ý kiến đánh giá” thông qua những cuộc trao đổi giữa người tiêu dùng không bao giờ có giá trị.
Lật lại vấn đề “lựa chọn”, không một ai có quyền ép buộc bạn phải tới ăn ở một nhà hàng, vì sao những bài “review” về các nhà hàng cao cấp vẫn tồn tại không chỉ trên internet, mà còn trên cả các tạp chí cũng như truyền hình? Không ai được phép ra lệnh cho bạn bộ phim nào phải xem và bộ phim nào không được xem, vậy tại sao danh sách “những bộ phim đáng xem dịp cuối tuần” vẫn đều đặn xuất hiện trên các trang web như IGN hay IMDB? Không ai ra lệnh bắt bạn phải chọn lấy một nghề nghiệp, tuy nhiên việc xếp hạng những nhà tuyển dụng vẫn được thực hiện hàng năm, thậm chí hàng quý. Và cuối cùng, không một áp lực nào buộc bạn phải vào một trường đại học, vậy danh sách những trường đại học tốt nhất cũng như tệ nhất tồn tại để làm gì?
Quy luật của thị trường hoá ra lại diễn ra theo một cách hoàn toàn khác với những gì Google đang nghĩ: theo thời gian, người tiêu dùng sẽ có khả năng đánh giá sản phẩm hay dịch vụ nào phù hợp với họ nhất, và “tiếng lành sẽ đồn xa”. Đi cùng với đó là những sản phẩm, dịch vụ tệ sẽ bị “tụt hạng” (trích nguyên văn cựu CEO Google, Eric Schmidt). Lịch sử đã rất nhiều lần chứng minh tính đúng đắn của quy luật này.
Sử dụng danh tính thật, liệu có khả thi?
Tiếp tục với những lý do chứng minh cho “Chính sách tên thật” của Google+ là bất cập. Thứ nhất, phương pháp tạo ra tính cộng đồng của Google lại vô tình phá bỏ quyền được ẩn danh, một trong những quyền riêng tư quan trọng nhất đối với những người sử dụng internet.
Thứ hai, việc xác định danh tính cụ thể trên Google+ sẽ khiến cho người sử dụng không tránh khỏi những rắc rối. Bạn sẽ xử trí ra sao khi để sếp nhìn thấy những comment mang tính “suồng sã” đối với những người bạn thân của mình trên Google+?
Tiếp theo, mỗi công cụ xã hội đều tạo ra sức ép riêng lên người sử dụng internet. Một khi tất cả bạn bè và người quen của bạn đều có mặt trên Google+, một sức ép vô hình sẽ thúc giục bạn làm điều tương tự.
Và cuối cùng, chính sách mới này của Google chắc chắn sẽ tạo ra nhiều hệ quả (cả tốt lẫn xấu) đối với người sử dụng dịch vụ sau khi họ đưa ra quyết định “dùng hay không dùng” Google+. Và suy cho cùng, những hệ quả này không phải lúc nào cũng có thể được dự đoán chính xác để phòng tránh.
Lý do cuối cùng chính là lý do quan trọng nhất. Google một lần nữa cho rằng việc sử dụng internet là một quá trình trao đổi công bằng: “Bạn cho chúng tôi danh tính thật của mình, và chúng tôi sẽ giúp bạn có những trải nghiệm trên mạng xã hội một cách thoải mái, cũng như dễ dàng đăng nhập vào nhiều dịch vụ khác”. Tuy nhiên “công bằng” ở đây nên có thêm cả việc người sử dụng phải được biết về những rủi ro trong quá trình sử dụng dịch vụ của Google, nhất là khi “vòng đời” của Google+ vẫn còn là một ẩn số.
Nếu Eric Schmidt vẫn chắc như đinh đóng cột rằng Google+ là một phép “trao đổi” tốt, hay nói cách khác, người sử dụng sẽ vẫn ưa chuộng Google+ ngay cả khi biết được những nguy cơ có thể xảy đến với mình, thì ông nên đón chào cũng như tham gia những cuộc trao đổi cởi mở về vấn đề này. Quan trọng hơn, Schmidt nên quên ngay đi câu nói “Không ai bắt bạn tham gia cả”.
Tạm kết
Chức năng đầu tiên, và quan trọng nhất, của một công cụ xã hội đó là đem tới cho người sử dụng những trải nghiệm về một xã hội ảo. Facebook đã từ lâu yêu cầu người sử dụng chỉ nên có 1 danh tính cụ thể. Và một số người đã hoài nghi về vấn đề những thông tin cá nhân của họ có thể đã được tiết lộ cho những đơn vị quảng cáo.
Google đã tiếp nhận “hệ tư tưởng” của Facebook một cách triệt để, và hiện tại có vẻ như họ đang gặp rắc rối với chính chiến lược của họ, thứ được cho là sẽ biến Google+ trở thành một xã hội thực thụ với danh tính của những người sử dụng được xác định rõ ràng.
Như đã đề cập ở những bài viết trước đây, Google đã tạo ra một chính sách gây khá nhiều tranh cãi cho sản phẩm mạng xã hội mới nhất Google+. Qua đó, những người sử dụng dịch vụ đều phải sử dụng tên thật. Gần như ngay sau đó, những ý kiến đa chiều của người sử dụng internet đã phần nào làm nóng thêm vấn đề này.
Từ phản ứng của dư luận…
Hầu hết người sử dụng internet đều phản đối chiến lược tiếp cận thị trường kỳ quặc này của Google. Rất nhiều lý do để chứng minh rằng “Sử dụng tên thật” trên một mạng xã hội là không cần thiết đã được đưa ra. Một trong những lý do đó là việc Google hiện không thể kiểm tra cụ thể từng người sử dụng xem “tên thật” của họ sử dụng trên Google+ có đúng là cái tên trong giấy khai sinh của họ hay không.
Một ví dụ vui cho vấn đề này có thể tìm thấy ngay tại Việt Nam. Tôi có quen một cô bạn trên Google+ với cái tên “Kẹo Cốm”. Đối với Google, đây là một cái tên tiếng Việt đúng nghĩa. Nhưng sẽ thật kỳ lạ nếu như có bậc cha mẹ Việt Nam nào đặt cho con của mình cái tên như vậy.
… đến những “lý lẽ” của Google
Google lại cho rằng việc sử dụng tên thật sẽ khiến cho người dùng Google+ “cư xử” tốt hơn khi tham gia dịch vụ này của họ. Bên cạnh đó, ông trùm tìm kiếm cũng tái khẳng định rằng đây là một dịch vụ xác định rõ danh tính chứ không phải một mạng xã hội, vì thế việc sử dụng tên thật là cần thiết. Và cuối cùng, Google có vẻ nhấn mạnh khá nhiều vào điểm này, đó là “không ai ép buộc bạn phải dùng Google+ cả”.
Dĩ nhiên hai lý do đầu tiên được mọi người cho là có lý. Tuy nhiên chính lý do cuối cùng mới khiến mọi người cảm thấy điều kỳ lạ đang xảy ra. Phát biểu này của Google làm cho tôi nhớ đến câu nói khá nổi tiếng của fRzzy (admin diễn đàn vOz): "Sân chơi nào cũng có luật chơi riêng của nó và nếu bạn không thích luật chơi, bạn có quyền không chơi".
Quan niệm sai lầm của Google về thị trường?
Có vẻ như “học thuyết thị trường” của Google đã bị sai lệch ít nhiều. Trong đó, Google cho rằng việc duy nhất mà người tiêu dùng làm đó là “mua hoặc không mua, sử dụng hoặc không sử dụng một sản phẩm nào đó” mà chẳng hề tồn tại chút nhận xét hay ý kiến cá nhân nào cả. Đối với họ, có lẽ những “ý kiến đánh giá” thông qua những cuộc trao đổi giữa người tiêu dùng không bao giờ có giá trị.
Lật lại vấn đề “lựa chọn”, không một ai có quyền ép buộc bạn phải tới ăn ở một nhà hàng, vì sao những bài “review” về các nhà hàng cao cấp vẫn tồn tại không chỉ trên internet, mà còn trên cả các tạp chí cũng như truyền hình? Không ai được phép ra lệnh cho bạn bộ phim nào phải xem và bộ phim nào không được xem, vậy tại sao danh sách “những bộ phim đáng xem dịp cuối tuần” vẫn đều đặn xuất hiện trên các trang web như IGN hay IMDB? Không ai ra lệnh bắt bạn phải chọn lấy một nghề nghiệp, tuy nhiên việc xếp hạng những nhà tuyển dụng vẫn được thực hiện hàng năm, thậm chí hàng quý. Và cuối cùng, không một áp lực nào buộc bạn phải vào một trường đại học, vậy danh sách những trường đại học tốt nhất cũng như tệ nhất tồn tại để làm gì?
Quy luật của thị trường hoá ra lại diễn ra theo một cách hoàn toàn khác với những gì Google đang nghĩ: theo thời gian, người tiêu dùng sẽ có khả năng đánh giá sản phẩm hay dịch vụ nào phù hợp với họ nhất, và “tiếng lành sẽ đồn xa”. Đi cùng với đó là những sản phẩm, dịch vụ tệ sẽ bị “tụt hạng” (trích nguyên văn cựu CEO Google, Eric Schmidt). Lịch sử đã rất nhiều lần chứng minh tính đúng đắn của quy luật này.
Sử dụng danh tính thật, liệu có khả thi?
Tiếp tục với những lý do chứng minh cho “Chính sách tên thật” của Google+ là bất cập. Thứ nhất, phương pháp tạo ra tính cộng đồng của Google lại vô tình phá bỏ quyền được ẩn danh, một trong những quyền riêng tư quan trọng nhất đối với những người sử dụng internet.
Thứ hai, việc xác định danh tính cụ thể trên Google+ sẽ khiến cho người sử dụng không tránh khỏi những rắc rối. Bạn sẽ xử trí ra sao khi để sếp nhìn thấy những comment mang tính “suồng sã” đối với những người bạn thân của mình trên Google+?
Tiếp theo, mỗi công cụ xã hội đều tạo ra sức ép riêng lên người sử dụng internet. Một khi tất cả bạn bè và người quen của bạn đều có mặt trên Google+, một sức ép vô hình sẽ thúc giục bạn làm điều tương tự.
Và cuối cùng, chính sách mới này của Google chắc chắn sẽ tạo ra nhiều hệ quả (cả tốt lẫn xấu) đối với người sử dụng dịch vụ sau khi họ đưa ra quyết định “dùng hay không dùng” Google+. Và suy cho cùng, những hệ quả này không phải lúc nào cũng có thể được dự đoán chính xác để phòng tránh.
Lý do cuối cùng chính là lý do quan trọng nhất. Google một lần nữa cho rằng việc sử dụng internet là một quá trình trao đổi công bằng: “Bạn cho chúng tôi danh tính thật của mình, và chúng tôi sẽ giúp bạn có những trải nghiệm trên mạng xã hội một cách thoải mái, cũng như dễ dàng đăng nhập vào nhiều dịch vụ khác”. Tuy nhiên “công bằng” ở đây nên có thêm cả việc người sử dụng phải được biết về những rủi ro trong quá trình sử dụng dịch vụ của Google, nhất là khi “vòng đời” của Google+ vẫn còn là một ẩn số.
Nếu Eric Schmidt vẫn chắc như đinh đóng cột rằng Google+ là một phép “trao đổi” tốt, hay nói cách khác, người sử dụng sẽ vẫn ưa chuộng Google+ ngay cả khi biết được những nguy cơ có thể xảy đến với mình, thì ông nên đón chào cũng như tham gia những cuộc trao đổi cởi mở về vấn đề này. Quan trọng hơn, Schmidt nên quên ngay đi câu nói “Không ai bắt bạn tham gia cả”.
Tạm kết
Chức năng đầu tiên, và quan trọng nhất, của một công cụ xã hội đó là đem tới cho người sử dụng những trải nghiệm về một xã hội ảo. Facebook đã từ lâu yêu cầu người sử dụng chỉ nên có 1 danh tính cụ thể. Và một số người đã hoài nghi về vấn đề những thông tin cá nhân của họ có thể đã được tiết lộ cho những đơn vị quảng cáo.
Google đã tiếp nhận “hệ tư tưởng” của Facebook một cách triệt để, và hiện tại có vẻ như họ đang gặp rắc rối với chính chiến lược của họ, thứ được cho là sẽ biến Google+ trở thành một xã hội thực thụ với danh tính của những người sử dụng được xác định rõ ràng.