(VOV) - Đã xuất hiện một số loại nấm gây bệnh trên cây dâu tây nhưng vẫn chưa có thuốc bảo vệ, trị bệnh.
Giá dâu tây ở Đà Lạt đã tăng lên gần 90.000 đồng/kg - cao nhất từ trước
đến nay nhưng nhà vườn không có để bán. Nguyên nhân là do dâu tây bị
nhiều loại bệnh gây hại khiến diện tích giảm sút nhanh chóng. Nhưng
điều khiến cơ quan chức năng và người dân lo lắng là loại đặc sản có ý
nghĩa quan trọng trong phát triển du lịch ở Đà Lạt nói riêng và Lâm
Đồng nói chung đang bị thoái hoá, chất lượng giảm.
Đà Lạt có khoảng 125 ha dâu tây được canh tác thường xuyên trong nhà
lưới, nhà kính và trồng thuỷ canh trên tổng diện tích 1.000 ha rau của
thành phố. Tuy nhiên, do sâu bệnh, hiện diện tích cây đặc sản dâu tây
Đà Lạt chỉ còn không đến 40 ha. Dịch bệnh cũng khiến năng suất dâu tây
giảm từ 40kg/sào/2 ngày (theo chu kỳ thu quả) xuống còn 15 đến
20kg/sào/2 ngày.
Vườn dâu tây 3 sào của gia đình ông Võ Đức, ở tổ 63, khu phố 3, phường
8, thành phố Đà Lạt từ trước đến nay được xem là vườn dâu “miễn dịch”,
nhưng hiện tại diện tích chỉ còn 1/3 do dịch bệnh gây hại.
Ông Võ Đức đề nghị mở lớp tập huấn cho bà con nông dân trồng rau cách
xử lý bệnh để có thể vừa kết hợp được khoa học kỹ thuật với kinh nghiệm
của bà con. “Đây là cây chủ lực nhất về thu nhập kinh tế ở Đà Lạt nên
rất cần các cơ quan chuyên môn giúp bà con nông dân chúng tôi” – ông
Đức nói.
Cách đây khoảng chục năm, nhà vườn ở Đà Lạt đã nhập một số giống dâu
tây mới có nguồn gốc từ Mỹ, New Zealand, Đài Loan (Trung Quốc) về thay
thế các giống dâu tây cũ. Tuy nhiên, đến nay hầu hết các giống này cũng
đã bắt đầu xuống cấp.
Theo Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng, biểu hiện phổ biến trên cây đặc
sản dâu tây Đà Lạt hiện nay là cây đến kỳ cho quả đột nhiên vàng lá, nổ
đốm, thân khô dần rồi chết. Khi nhổ gốc thấy bộ rễ thối nhũn. Mặc dù
ngành bảo vệ thực vật địa phương đã chỉ đạo bà con nông dân triển khai
biện pháp phòng chống dịch bệnh gây hại, nhưng khó khăn mà cơ quan chức
năng gặp phải là không có nhiều tài liệu nói về cây dâu tây, đặc biệt
là tài liệu hướng dẫn cách phòng trừ sâu bệnh.
Ông Nguyễn Văn Sơn, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Lâm
Đồng nói: Một số bà con trồng chuyên canh nên bệnh hại rất nghiêm
trọng, đặc biệt là bệnh nấm, khiến một số vườn dâu tây chết hàng loạt.
Chúng tôi cũng điều tra, khuyến cáo cho bà con nông dân. Vừa rồi, chúng
tôi đã phân tích tìm thấy 3 loại nấm và phối hợp với một số công ty
thuốc bảo vệ thực vật để khảo nghiệm hiệu lực của các loại thuốc nhưng
cây dây tây ở Đà Lạt quá ít nên không có công ty nào đăng ký thuốc cho
loại cây này”.
Nông dân Đà Lạt đang lúng túng trước tình trạng cây dâu tây đặc sản
chết hàng loạt. Mong rằng cơ quan chức năng của Lâm Đồng sớm có biện
pháp để loại cây trồng từng góp phần làm nên thương hiệu Đà Lạt này
tiếp tục phát triển.
Giá dâu tây ở Đà Lạt đã tăng lên gần 90.000 đồng/kg - cao nhất từ trước
đến nay nhưng nhà vườn không có để bán. Nguyên nhân là do dâu tây bị
nhiều loại bệnh gây hại khiến diện tích giảm sút nhanh chóng. Nhưng
điều khiến cơ quan chức năng và người dân lo lắng là loại đặc sản có ý
nghĩa quan trọng trong phát triển du lịch ở Đà Lạt nói riêng và Lâm
Đồng nói chung đang bị thoái hoá, chất lượng giảm.
Đà Lạt có khoảng 125 ha dâu tây được canh tác thường xuyên trong nhà
lưới, nhà kính và trồng thuỷ canh trên tổng diện tích 1.000 ha rau của
thành phố. Tuy nhiên, do sâu bệnh, hiện diện tích cây đặc sản dâu tây
Đà Lạt chỉ còn không đến 40 ha. Dịch bệnh cũng khiến năng suất dâu tây
giảm từ 40kg/sào/2 ngày (theo chu kỳ thu quả) xuống còn 15 đến
20kg/sào/2 ngày.
Vườn dâu tây 3 sào của gia đình ông Võ Đức, ở tổ 63, khu phố 3, phường
8, thành phố Đà Lạt từ trước đến nay được xem là vườn dâu “miễn dịch”,
nhưng hiện tại diện tích chỉ còn 1/3 do dịch bệnh gây hại.
Ông Võ Đức đề nghị mở lớp tập huấn cho bà con nông dân trồng rau cách
xử lý bệnh để có thể vừa kết hợp được khoa học kỹ thuật với kinh nghiệm
của bà con. “Đây là cây chủ lực nhất về thu nhập kinh tế ở Đà Lạt nên
rất cần các cơ quan chuyên môn giúp bà con nông dân chúng tôi” – ông
Đức nói.
Cách đây khoảng chục năm, nhà vườn ở Đà Lạt đã nhập một số giống dâu
tây mới có nguồn gốc từ Mỹ, New Zealand, Đài Loan (Trung Quốc) về thay
thế các giống dâu tây cũ. Tuy nhiên, đến nay hầu hết các giống này cũng
đã bắt đầu xuống cấp.
Theo Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng, biểu hiện phổ biến trên cây đặc
sản dâu tây Đà Lạt hiện nay là cây đến kỳ cho quả đột nhiên vàng lá, nổ
đốm, thân khô dần rồi chết. Khi nhổ gốc thấy bộ rễ thối nhũn. Mặc dù
ngành bảo vệ thực vật địa phương đã chỉ đạo bà con nông dân triển khai
biện pháp phòng chống dịch bệnh gây hại, nhưng khó khăn mà cơ quan chức
năng gặp phải là không có nhiều tài liệu nói về cây dâu tây, đặc biệt
là tài liệu hướng dẫn cách phòng trừ sâu bệnh.
Ông Nguyễn Văn Sơn, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Lâm
Đồng nói: Một số bà con trồng chuyên canh nên bệnh hại rất nghiêm
trọng, đặc biệt là bệnh nấm, khiến một số vườn dâu tây chết hàng loạt.
Chúng tôi cũng điều tra, khuyến cáo cho bà con nông dân. Vừa rồi, chúng
tôi đã phân tích tìm thấy 3 loại nấm và phối hợp với một số công ty
thuốc bảo vệ thực vật để khảo nghiệm hiệu lực của các loại thuốc nhưng
cây dây tây ở Đà Lạt quá ít nên không có công ty nào đăng ký thuốc cho
loại cây này”.
Nông dân Đà Lạt đang lúng túng trước tình trạng cây dâu tây đặc sản
chết hàng loạt. Mong rằng cơ quan chức năng của Lâm Đồng sớm có biện
pháp để loại cây trồng từng góp phần làm nên thương hiệu Đà Lạt này
tiếp tục phát triển.