Phật viện Đồng Dương sắp thành phế tích
Phật
viện Đồng Dương thuộc làng Đồng Dương, xã Bình Định Bắc, huyện Thăng
Bình, tỉnh Quảng Nam vốn là một kinh thành Indrapura hoành tráng từ giữa
thế kỷ thứ IX, trong đó có Phật viện (vihara) và nó quy mô nhất Đông
Nam Á thời đó.
>> Mật đạo trong lòng Phật viện Đồng Dương?
Thế nhưng giờ đây, phật viện này đã và đang bị tàn phá nghiêm trọng bởi thời gian và ý thức của con người.
GS
Lê Duy Sơn, trường Đại học Khoa học Huế, người có nhiều năm nghiên cứu
về tháp Chăm nói chung và Phật viện Đồng Dương cho biết: Nơi đây được ca
ngợi là "thành phố được trang hoàng lộng lẫy như thành phố của thần
Indra trên thiên giới".
Thế
nhưng, khi chúng tôi tìm đến nơi thì cái thành phố lộng lẫy ấy chỉ còn
là một phế tích. Một mảng tường tháp hoang tàn được chèn chống bởi những
cây trụ mục ruỗng mà nhân dân hay gọi là "Tháp Sáng", một dải dài gạch
vụn xen lẫn trong rừng tràm ba năm tuổi là tất cả những gì còn sót lại.
Một
người dân sống gần khu di tích Phật viện Đồng Dương cho biết, thấy một
mảnh đất tốt có thể trồng được loại cây lâu niên nên bà con xung quanh
đây đã phát dọn trồng keo lá tràm, chứ người dân không biết rõ giá trị
thật sự của di tích này. Chính quyền địa phương cũng nhiều lần nhắc nhở,
chỉ đạo bà con hoàn trả lại mặt bằng cho di tích nhưng vì tiếc của,
tiếc công nên bà con còn nấn ná.
Ông
Phan Thăng An, bí thư Huyện ủy Thăng Bình, Quảng Nam chua xót khi nói
rằng: Di tích Phật viện Đồng Dương được công nhận di tích cấp Quốc gia
từ ngày 21/8/2000, nhưng cho đến nay đã hơn 10 năm rồi "vẫn không có gì
khác ngoài cái danh di tích lịch sử văn hóa Quốc gia" - như những người
nhiều lần đến đây đã từng nói.
Ngay như con đường
dẫn từ QL14E đi vào di tích chừng 500m nhưng đến nay cũng chỉ là con
đường "mưa bùn, nắng bụi" và thật không dễ dàng để những ai mới lần đầu
đến đây có thể tìm và nhận ra được nơi đây từng có một Phật viện hàng
đầu Đông Nam Á.
Phật
viện Đồng Dương thuộc làng Đồng Dương, xã Bình Định Bắc, huyện Thăng
Bình, tỉnh Quảng Nam vốn là một kinh thành Indrapura hoành tráng từ giữa
thế kỷ thứ IX, trong đó có Phật viện (vihara) và nó quy mô nhất Đông
Nam Á thời đó.
>> Mật đạo trong lòng Phật viện Đồng Dương?
Thế nhưng giờ đây, phật viện này đã và đang bị tàn phá nghiêm trọng bởi thời gian và ý thức của con người.
GS
Lê Duy Sơn, trường Đại học Khoa học Huế, người có nhiều năm nghiên cứu
về tháp Chăm nói chung và Phật viện Đồng Dương cho biết: Nơi đây được ca
ngợi là "thành phố được trang hoàng lộng lẫy như thành phố của thần
Indra trên thiên giới".
Hình ảnh Tháp Sáng kỳ vĩ trong quá khứ |
Người Pháp đã từng cho trùng tu Phật viện Đồng Dương năm 1902. |
nhưng, khi chúng tôi tìm đến nơi thì cái thành phố lộng lẫy ấy chỉ còn
là một phế tích. Một mảng tường tháp hoang tàn được chèn chống bởi những
cây trụ mục ruỗng mà nhân dân hay gọi là "Tháp Sáng", một dải dài gạch
vụn xen lẫn trong rừng tràm ba năm tuổi là tất cả những gì còn sót lại.
Một
người dân sống gần khu di tích Phật viện Đồng Dương cho biết, thấy một
mảnh đất tốt có thể trồng được loại cây lâu niên nên bà con xung quanh
đây đã phát dọn trồng keo lá tràm, chứ người dân không biết rõ giá trị
thật sự của di tích này. Chính quyền địa phương cũng nhiều lần nhắc nhở,
chỉ đạo bà con hoàn trả lại mặt bằng cho di tích nhưng vì tiếc của,
tiếc công nên bà con còn nấn ná.
Những hoa văn họa tiết còn "sót lại" trên Tháp Sáng. |
Phan Thăng An, bí thư Huyện ủy Thăng Bình, Quảng Nam chua xót khi nói
rằng: Di tích Phật viện Đồng Dương được công nhận di tích cấp Quốc gia
từ ngày 21/8/2000, nhưng cho đến nay đã hơn 10 năm rồi "vẫn không có gì
khác ngoài cái danh di tích lịch sử văn hóa Quốc gia" - như những người
nhiều lần đến đây đã từng nói.
Ngay như con đường
dẫn từ QL14E đi vào di tích chừng 500m nhưng đến nay cũng chỉ là con
đường "mưa bùn, nắng bụi" và thật không dễ dàng để những ai mới lần đầu
đến đây có thể tìm và nhận ra được nơi đây từng có một Phật viện hàng
đầu Đông Nam Á.