Trường ĐH Bách khoa TP.HCM vừa hoàn thành chiếc tàu đệm khí – loại tàu vừa hoạt động dưới nước, vừa chạy được trên bờ.
Tàu
dài 4.7m, rộng 2.2m, trọng lượng tàu hơn 180kg, chở được ba người, vận
tốc từ 40 - 50km/giờ. Tàu đã được thử nghiệm trên cạn nhiều lần.
Doanh nghiệp tài trợ
Tàu được chế tạo từ một đề tài cấp trọng điểm của Đại học Quốc gia
TP.HCM, với kinh phí 600 triệu đồng. Trong khi chờ đợi kinh phí từ Đại
học Quốc gia TP.HCM, Công ty cổ phần cơ điện lạnh Lâm Sơn đã ứng trước
cho nhóm nghiên cứu 200 triệu đồng để mua vật tư, thiết bị. Bà Lê Thị Tú
Anh, Tổng giám đốc Công ty Sơn Lâm cho biết, công ty đã tài trợ cho đề
tài này vì khả năng ứng dụng vào thực tế cao và nhà khoa học tâm huyết
với việc chế tạo tàu.
Khẩn trương hoàn thiện con tàu trước khi cho chạy thử. (Ảnh: T.N)
Trước đó, đã có nhiều nhóm nghiên cứu, doanh nghiệp bắt tay vào chế tạo
tàu đệm khí nhưng chưa thành công. Để chế tạo thành công chiếc tàu đệm
khí đầu tiên vận hành an toàn trong thực tế, TS Lê Đình Tuân (Bộ môn
tàu thủy, Khoa Kỹ thuật giao thông-ĐH Bách khoa TP.HCM) đã tập hợp đội
ngũ nhà khoa học, chuyên gia, doanh nghiệp ở lĩnh vực thiết kế, động
lực, vật liệu, điều khiển số…
Nghe nói có doanh nghiệp tài trợ để chế tạo tàu, một số đơn vị hợp tác
với nhóm nghiên cứu đề nghị thay vỏ tàu bằng gỗ thành vỏ nhôm, nhưng TS
Tuân đã không đồng ý, vì nếu vỏ tàu làm bằng nhôm trọng lượng tàu sẽ
tăng. Thay vào đó, TS Tuân đã chuyển giao máy cân bằng động, một nghiên
cứu trước đó của mình để có tiền đầu tư vào việc chế tạo tàu.
Vỏ con tàu dù được làm bằng gỗ, nhưng nhờ công nghệ chân không nên rất
chắc chắn và không thấm nước. “Đây là công nghệ không mới so với thế
giới, nhưng ở Việt Nam là rất mới”, TS Tuân khẳng định. Điều này đảm bảo
cho con tàu có tính lưỡng cư, nghĩa là vừa có thể chạy dưới nước, lại
vừa chạy được trên cạn.
Phục vụ cho du lịch và cứu hộ
PGS.TS Nguyễn Thiện Tống, Khoa Kỹ thuật giao thông, Trường ĐH Bách khoa
TP.HCM cho biết: Việc chế tạo được chiếc tàu đầu tiên này sẽ mở ra cơ
hội để chế tạo những con tàu nhẹ hơn, đi nhanh hơn, chở nhiều người hơn.
Đặc biệt, đây là con tàu rất thích hợp với vùng sông nước Đồng bằng
sông Cửu Long cần di chuyển ở tốc độ cao trong những trường hợp khẩn cấp
như cứu hộ, cấp cứu và du lịch.
Chạy thử nghiệm tàu đệm khí trong khuôn viên Đại học Bách Khoa TP.HCM. (Ảnh: T.N)
So với các loài tàu thủy truyền thống, tàu đệm khí có ưu điểm vừa chạy
được trên cạn, vừa chạy được dưới nước. Do vậy, việc bảo quản con tàu
cũng rất thuận tiện. Khách hàng chỉ cần để tàu... trong nhà và khi cần,
có thể nổ máy chạy thẳng ra sông nước.
PGS.TS Trần Công Nghị, Khoa Đóng tàu và công trình nổi, Trường ĐH Giao
thông Vận tải TP.HCM nhận xét, nhóm nghiên cứu đã bỏ công sức ra để chế
tạo tàu đệm khí hoàn chỉnh là rất đáng hoan nghênh. Nhóm chế tạo đã
theo sát bản thiết kết và các tính toán động lực. Tuy nhiên, để khẳng
định con tàu thực sự thành công còn phải tiến hành thử nghiệm trên vùng
sông nước. “Nếu thử nghiệm trên nước ổn định như trên cạn, chúng ta có
thể ứng dụng tàu vào điều kiện cụ thể của Việt Nam trong hoàn cảnh
hiện nay và mơ ước ở những mục đích xa hơn”, PGS.TS Nghị nói.
TS Tuân cho biết, sau khi con tàu này được nghiệm thu, ông sẽ bắt tay
vào chế tạo một chiếc tàu đệm khí tiếp theo. Chiếc tàu sau sẽ được chế
tạo nhanh hơn, nhờ đã có kinh nghiệm thi công.
Tàu đệm khí là loại chạy được cả trên cạn lẫn
dưới nước. Đáy tàu không tiếp xúc trực tiếp với mặt nước, hoặc mặt đất
mà cách khoảng 2 – 3 cm. Tàu không chạy bằng chân vịt như các loại tàu
thủy truyền thống, mà chạy bằng quạt đẩy sau lưng. Ngoài dùng vào du
lịch, cứu hộ, các nước Mỹ, Nga, Trung Quốc… còn sử dụng loại tàu này
vào mục đích quân sự.
Tàu
dài 4.7m, rộng 2.2m, trọng lượng tàu hơn 180kg, chở được ba người, vận
tốc từ 40 - 50km/giờ. Tàu đã được thử nghiệm trên cạn nhiều lần.
Doanh nghiệp tài trợ
Tàu được chế tạo từ một đề tài cấp trọng điểm của Đại học Quốc gia
TP.HCM, với kinh phí 600 triệu đồng. Trong khi chờ đợi kinh phí từ Đại
học Quốc gia TP.HCM, Công ty cổ phần cơ điện lạnh Lâm Sơn đã ứng trước
cho nhóm nghiên cứu 200 triệu đồng để mua vật tư, thiết bị. Bà Lê Thị Tú
Anh, Tổng giám đốc Công ty Sơn Lâm cho biết, công ty đã tài trợ cho đề
tài này vì khả năng ứng dụng vào thực tế cao và nhà khoa học tâm huyết
với việc chế tạo tàu.
Khẩn trương hoàn thiện con tàu trước khi cho chạy thử. (Ảnh: T.N)
Trước đó, đã có nhiều nhóm nghiên cứu, doanh nghiệp bắt tay vào chế tạo
tàu đệm khí nhưng chưa thành công. Để chế tạo thành công chiếc tàu đệm
khí đầu tiên vận hành an toàn trong thực tế, TS Lê Đình Tuân (Bộ môn
tàu thủy, Khoa Kỹ thuật giao thông-ĐH Bách khoa TP.HCM) đã tập hợp đội
ngũ nhà khoa học, chuyên gia, doanh nghiệp ở lĩnh vực thiết kế, động
lực, vật liệu, điều khiển số…
Nghe nói có doanh nghiệp tài trợ để chế tạo tàu, một số đơn vị hợp tác
với nhóm nghiên cứu đề nghị thay vỏ tàu bằng gỗ thành vỏ nhôm, nhưng TS
Tuân đã không đồng ý, vì nếu vỏ tàu làm bằng nhôm trọng lượng tàu sẽ
tăng. Thay vào đó, TS Tuân đã chuyển giao máy cân bằng động, một nghiên
cứu trước đó của mình để có tiền đầu tư vào việc chế tạo tàu.
Vỏ con tàu dù được làm bằng gỗ, nhưng nhờ công nghệ chân không nên rất
chắc chắn và không thấm nước. “Đây là công nghệ không mới so với thế
giới, nhưng ở Việt Nam là rất mới”, TS Tuân khẳng định. Điều này đảm bảo
cho con tàu có tính lưỡng cư, nghĩa là vừa có thể chạy dưới nước, lại
vừa chạy được trên cạn.
Phục vụ cho du lịch và cứu hộ
PGS.TS Nguyễn Thiện Tống, Khoa Kỹ thuật giao thông, Trường ĐH Bách khoa
TP.HCM cho biết: Việc chế tạo được chiếc tàu đầu tiên này sẽ mở ra cơ
hội để chế tạo những con tàu nhẹ hơn, đi nhanh hơn, chở nhiều người hơn.
Đặc biệt, đây là con tàu rất thích hợp với vùng sông nước Đồng bằng
sông Cửu Long cần di chuyển ở tốc độ cao trong những trường hợp khẩn cấp
như cứu hộ, cấp cứu và du lịch.
Chạy thử nghiệm tàu đệm khí trong khuôn viên Đại học Bách Khoa TP.HCM. (Ảnh: T.N)
So với các loài tàu thủy truyền thống, tàu đệm khí có ưu điểm vừa chạy
được trên cạn, vừa chạy được dưới nước. Do vậy, việc bảo quản con tàu
cũng rất thuận tiện. Khách hàng chỉ cần để tàu... trong nhà và khi cần,
có thể nổ máy chạy thẳng ra sông nước.
PGS.TS Trần Công Nghị, Khoa Đóng tàu và công trình nổi, Trường ĐH Giao
thông Vận tải TP.HCM nhận xét, nhóm nghiên cứu đã bỏ công sức ra để chế
tạo tàu đệm khí hoàn chỉnh là rất đáng hoan nghênh. Nhóm chế tạo đã
theo sát bản thiết kết và các tính toán động lực. Tuy nhiên, để khẳng
định con tàu thực sự thành công còn phải tiến hành thử nghiệm trên vùng
sông nước. “Nếu thử nghiệm trên nước ổn định như trên cạn, chúng ta có
thể ứng dụng tàu vào điều kiện cụ thể của Việt Nam trong hoàn cảnh
hiện nay và mơ ước ở những mục đích xa hơn”, PGS.TS Nghị nói.
TS Tuân cho biết, sau khi con tàu này được nghiệm thu, ông sẽ bắt tay
vào chế tạo một chiếc tàu đệm khí tiếp theo. Chiếc tàu sau sẽ được chế
tạo nhanh hơn, nhờ đã có kinh nghiệm thi công.
Tàu đệm khí là loại chạy được cả trên cạn lẫn
dưới nước. Đáy tàu không tiếp xúc trực tiếp với mặt nước, hoặc mặt đất
mà cách khoảng 2 – 3 cm. Tàu không chạy bằng chân vịt như các loại tàu
thủy truyền thống, mà chạy bằng quạt đẩy sau lưng. Ngoài dùng vào du
lịch, cứu hộ, các nước Mỹ, Nga, Trung Quốc… còn sử dụng loại tàu này
vào mục đích quân sự.