“Sao trên đời lại có người giống mình thế?”
Những ngày ở trọ, Huyền buồn tủi đến tê lòng mỗi khi Tết đến. Trong khi các gia đình sum họp, Huyền chẳng biết đi đâu về đâu, có lúc nằm khóc một mình.
26 Tết năm 2005, sau khi đã cho học sinh nghỉ, Huyền tìm một cuốn sách đọc cho vơi nỗi cô quạnh. Cô vô tình lấy một cuốn sách mang tên “Gương Nhân - Quả”.
Cuốn sách được bọc cẩn thận bằng mấy lớp giấy. Như có ai xui khiến, Huyền bỗng tò mò bóc những lớp giấy ra để xem. Bóc hết lớp thứ nhất, cô thấy kẹp giữa hai bìa sách là chiếc chứng minh thư nhân dân của một cô gái.
Câu chuyện li kỳ của Huyền qua lời kể của người cha Lâm Văn Bảng.
Kỳ lạ thay, gương mặt trong tấm ảnh chứng minh thư nhân dân đó giống Huyền như hai giọt nước. Và cái tên trên chứng minh thư: Lâm Thanh Huyền, nghe như một tiếng vọng xa xôi từ ký ức đã ngủ quên.
Huyền giật mình, tự hỏi: “Sao trên đời này lại có người giống mình đến thế? Hay người trong chứng minh thư lại chính là mình”. Cô định thần nhìn kĩ và phát hiện thấy chữ “Bang” và số điện thoại đã mờ trên gáy sách. Sự tò mò xen lẫn chút hy vọng mong manh đã khiến Huyền bấm máy gọi về số điện thoại ấy...
Từng bị giặc bắt giam ở “địa ngục trần gian” Phú Quốc thời Mỹ ngụy nên ông Lâm Văn Bảng đam mê sưu tầm những kỷ vật của đồng đội thời chiến tranh.
Cuối năm 2004, ông xây ngay trong khu vườn - cạnh mấy gian trưng bày kỷ vật đồng đội - một ngôi đền nhỏ để ngày ngày hương khói cho những anh linh đã hy sinh vì nước.
Đúng ngày 26 Tết, đền thờ liệt sĩ khánh thành. Đang lúc bận rộn khách khứa, một hồi chuông điện thoại reo vang. Bà Nguyễn Thị Lan - vợ ông Bảng nhấc máy. Phía đầu dây bên kia giọng một cô gái rụt rè hỏi: “Thưa bác, đây có phải nhà bác Bang không ạ?” “Không phải, cô nhầm rồi”. Bà Lan cúp máy.
Nghe tiếng “rụp” đầu dây bên kia, Huyền giật mình. Cô mơ hồ nhận thấy giọng người phụ nữ rất quen. Điều đó khiến Huyền kiên nhẫn bấm máy lần thứ hai. Giọng người phụ nữ cáu bẳn: “Đã bảo không phải rồi, sao gọi nhiều thế?”.
Huyền thẫn thờ ngồi ngắm mãi bức ảnh “giống mình” trong chứng minh thư. Như có cái gì đó xui khiến, Huyền bấm máy lần thứ ba. Chuông điện thoại lại reo giữa lúc nhà đang đông khách, bà Lan bảo: “Chắc lại điện thoại của con bé đó, đã bảo không phải cứ hỏi mãi”.
Thấy vợ khó chịu, ông Bảng chạy lại nhấc máy. Mặt ông tái đi khi nghe tiếng “A lô! alô! alô”. Một giọng nói quá quen thuộc đã ăn vào máu thịt trong ông. Tiếng cô gái hỏi: “Dạ, thưa bác, nhà bác có ai tên Huyền không ạ!?”.
Ông Bảng trở nên tê dại khi nghe câu hỏi ấy. Linh cảm của người bố mách bảo: đúng con gái mình rồi. Ông hỏi trong hoảng loạn: “Có, có, Huyền đấy à con. Ôi, ba đây mà, ba của con đây mà. Con không nhận ra ba sao? Con đang ở đâu để ba đón về?” .
Người con gái nói nơi mình ở. Ông Bảng vơ vội chiếc áo rét, gọi thêm vài ba người nữa rồi ào lên Hà Nội. Tuy vội, ông vẫn không quên mang theo album ảnh gia đình.
Cổ tích chiều cuối năm
Bước vào nhà Huyền, ông Bảng mừng như điên dại khi thấy đứa con yêu đã mất tích gần một nghìn năm trăm ngày đang đứng trước mặt mình. Ông ôm chầm lấy Huyền, nước mắt trào ra.
Nhưng Huyền vẫn không nhận ra người đàn ông tóc bạc như cước ấy là bố mình. Cô gọi ông bằng bác như một người xa lạ. Lần bị lừa ở Lạng Sơn khiến Huyền trở nên cảnh giác.
Chỉ sau khi ông Bảng đưa album ảnh gia đình và kể lại chi tiết chuyện gia đình thì Huyền mới tin và lên xe về quê. Cả đại gia đình như vỡ oà trong niềm vui. Và cho đến bây giờ, ông Bảng vẫn nghĩ Huyền trở về đúng ngày khánh thành đền liệt sỹ hoàn toàn không phải là một sự trùng hợp nhẫu nhiên. Sự kỳ diệu ấy thực ra cũng giản dị như chân lý ở hiền gặp lành mà những câu chuyện trong cuốn sách “Gương Nhân Quả” đã kể.
Nhà ông Bảng đón một cái Tết vui nhất trong đời. Họ hàng, làng xóm, lúc nào cũng đến kín nhà mừng cho sự trở về vô cùng kỳ lạ của con gái ông. Sau Tết, Huyền làm đám cưới với chàng trai đã yêu thương và chờ đợi mình. Cô đã tìm lại tên cho mình theo đúng nghĩa của cụm từ này.
Tôi ngồi trong căn hộ chung cư tầng 10 ở khu bán đảo Linh Đàm (Hà Nội) - nơi Huyền ở bây giờ - một không gian yên tĩnh, giản dị mà toát lên vẻ đầm ấm.
Có tiếng trẻ nhỏ khóc trong chiếc nôi đặt giữa nhà. Huyền bế bé trai kháu khỉnh cô vừa sinh được hơn 2 tháng, nét mặt tươi trẻ ngời lên niềm hạnh phúc như thể chưa từng trải qua những ngày tháng khốn khổ đến tận cùng.
Huyền lấy cho tôi xem chiếc chứng minh thư tìm thấy trong cuốn sách “Gương Nhân - Quả” mà giờ đây cô vẫn sử dụng. Giọng Huyền trở nên bồi hồi: “Trong quãng đời-không-biết-mình-là-ai, tôi thấy điều may mắn nhất là giữ được mình, không vướng vào những tệ nạn xã hội.
Và những lúc nguy nan nhất, tôi luôn được những người tốt giúp đỡ. Bây giờ tôi ước làm sao gặp lại bà mẹ nuôi người Pháp, thậm chí tôi đã học cả tiếng Hoa để mong có cơ hội gặp lại bà thương gia Trung Quốc.
Ngay cả người đàn bà Thái Bình đã lấy hết tiền của tôi tôi cũng biết ơn. Nếu không có người đàn bà đó, thì làm sao tôi gặp lại cuốn Gương Nhân - Quả”.
Nhờ sự quan tâm của gia đình cũng như người chồng hiền lành, chu đáo, trí nhớ của Huyền đã khôi phục được nhiều. Cô nhớ rất nhanh những kiến thức được học chẳng khác nào thời còn sinh viên.
Sau 3 năm gặp lại, bây giờ Huyền đã học năm cuối ở Học viện Quản lý Giáo dục để thực hiện ước nguyện gắn bó với nghề giáo trọn đời. Tôi nghĩ khi Huyền đứng trên bục giảng, chỉ cần kể câu chuyện kỳ lạ của đời mình sẽ khiến cho học trò tin trên đời vẫn có những chuyện cổ tích, vẫn có Gương Nhân - Quả, ở hiền sẽ gặp lành... Như thế chắc còn hơn ngàn lời giáo huấn sáo rỗng.
Vừa học vừa mở lớp dạy thêm ngay trong nhà mình, mỗi ngày Huyền “chạy” bốn năm "sô", các môn Toán, Lý, Hoá, Tiếng Anh. Huyền dạy học như một sự tri ân với cuộc sống và tình thương của cô dành cho các em học sinh luôn khiến các bậc phụ huynh ngạc nhiên, cảm động. Vì thế học sinh tìm đến với Huyền ngày một đông.
Ngày tôi đến, cậu con trai Huyền còn nằm trong nôi, giờ đây đã sắp sửa vào lớp một. Căn hộ chung cư ở tầng 10 bán đảo Linh Đàm luôn đầy ắp tiếng cười. Huyền ngượng ngùng không muốn cho tôi chụp ảnh vì ông xã không thích câu chuyện của vợ được đưa lên báo. Tôi thì cần có một tấm hình của Huyền để bạn đọc yên tâm rằng câu chuyện mang màu sắc cổ tích này là có thật. Nhưng tôi cũng không muốn cuộc sống bình yên của Huyền giờ đấy có thêm bất cứ xáo động nào nữa sau những bão tố vừa qua.
Thay vào đó, chúng tôi đã tìm về thôn Nam Quất, xã Nam Triệu, huyện Phú Xuyên – Hà Tây để gặp ông Lâm Văn Bảng – bố đẻ của Huyền. Ông Bảng đã tiết lộ về câu chuyện kỳ lạ của con gái gắn với cuốn sách Gương Nhân Quả mà ông tặng Huyền.
Những ngày ở trọ, Huyền buồn tủi đến tê lòng mỗi khi Tết đến. Trong khi các gia đình sum họp, Huyền chẳng biết đi đâu về đâu, có lúc nằm khóc một mình.
26 Tết năm 2005, sau khi đã cho học sinh nghỉ, Huyền tìm một cuốn sách đọc cho vơi nỗi cô quạnh. Cô vô tình lấy một cuốn sách mang tên “Gương Nhân - Quả”.
Cuốn sách được bọc cẩn thận bằng mấy lớp giấy. Như có ai xui khiến, Huyền bỗng tò mò bóc những lớp giấy ra để xem. Bóc hết lớp thứ nhất, cô thấy kẹp giữa hai bìa sách là chiếc chứng minh thư nhân dân của một cô gái.
Câu chuyện li kỳ của Huyền qua lời kể của người cha Lâm Văn Bảng.
Kỳ lạ thay, gương mặt trong tấm ảnh chứng minh thư nhân dân đó giống Huyền như hai giọt nước. Và cái tên trên chứng minh thư: Lâm Thanh Huyền, nghe như một tiếng vọng xa xôi từ ký ức đã ngủ quên.
Huyền giật mình, tự hỏi: “Sao trên đời này lại có người giống mình đến thế? Hay người trong chứng minh thư lại chính là mình”. Cô định thần nhìn kĩ và phát hiện thấy chữ “Bang” và số điện thoại đã mờ trên gáy sách. Sự tò mò xen lẫn chút hy vọng mong manh đã khiến Huyền bấm máy gọi về số điện thoại ấy...
Từng bị giặc bắt giam ở “địa ngục trần gian” Phú Quốc thời Mỹ ngụy nên ông Lâm Văn Bảng đam mê sưu tầm những kỷ vật của đồng đội thời chiến tranh.
Cuối năm 2004, ông xây ngay trong khu vườn - cạnh mấy gian trưng bày kỷ vật đồng đội - một ngôi đền nhỏ để ngày ngày hương khói cho những anh linh đã hy sinh vì nước.
Đúng ngày 26 Tết, đền thờ liệt sĩ khánh thành. Đang lúc bận rộn khách khứa, một hồi chuông điện thoại reo vang. Bà Nguyễn Thị Lan - vợ ông Bảng nhấc máy. Phía đầu dây bên kia giọng một cô gái rụt rè hỏi: “Thưa bác, đây có phải nhà bác Bang không ạ?” “Không phải, cô nhầm rồi”. Bà Lan cúp máy.
Nghe tiếng “rụp” đầu dây bên kia, Huyền giật mình. Cô mơ hồ nhận thấy giọng người phụ nữ rất quen. Điều đó khiến Huyền kiên nhẫn bấm máy lần thứ hai. Giọng người phụ nữ cáu bẳn: “Đã bảo không phải rồi, sao gọi nhiều thế?”.
Huyền thẫn thờ ngồi ngắm mãi bức ảnh “giống mình” trong chứng minh thư. Như có cái gì đó xui khiến, Huyền bấm máy lần thứ ba. Chuông điện thoại lại reo giữa lúc nhà đang đông khách, bà Lan bảo: “Chắc lại điện thoại của con bé đó, đã bảo không phải cứ hỏi mãi”.
Thấy vợ khó chịu, ông Bảng chạy lại nhấc máy. Mặt ông tái đi khi nghe tiếng “A lô! alô! alô”. Một giọng nói quá quen thuộc đã ăn vào máu thịt trong ông. Tiếng cô gái hỏi: “Dạ, thưa bác, nhà bác có ai tên Huyền không ạ!?”.
Ông Bảng trở nên tê dại khi nghe câu hỏi ấy. Linh cảm của người bố mách bảo: đúng con gái mình rồi. Ông hỏi trong hoảng loạn: “Có, có, Huyền đấy à con. Ôi, ba đây mà, ba của con đây mà. Con không nhận ra ba sao? Con đang ở đâu để ba đón về?” .
Người con gái nói nơi mình ở. Ông Bảng vơ vội chiếc áo rét, gọi thêm vài ba người nữa rồi ào lên Hà Nội. Tuy vội, ông vẫn không quên mang theo album ảnh gia đình.
Cổ tích chiều cuối năm
Bước vào nhà Huyền, ông Bảng mừng như điên dại khi thấy đứa con yêu đã mất tích gần một nghìn năm trăm ngày đang đứng trước mặt mình. Ông ôm chầm lấy Huyền, nước mắt trào ra.
Nhưng Huyền vẫn không nhận ra người đàn ông tóc bạc như cước ấy là bố mình. Cô gọi ông bằng bác như một người xa lạ. Lần bị lừa ở Lạng Sơn khiến Huyền trở nên cảnh giác.
Chỉ sau khi ông Bảng đưa album ảnh gia đình và kể lại chi tiết chuyện gia đình thì Huyền mới tin và lên xe về quê. Cả đại gia đình như vỡ oà trong niềm vui. Và cho đến bây giờ, ông Bảng vẫn nghĩ Huyền trở về đúng ngày khánh thành đền liệt sỹ hoàn toàn không phải là một sự trùng hợp nhẫu nhiên. Sự kỳ diệu ấy thực ra cũng giản dị như chân lý ở hiền gặp lành mà những câu chuyện trong cuốn sách “Gương Nhân Quả” đã kể.
Nhà ông Bảng đón một cái Tết vui nhất trong đời. Họ hàng, làng xóm, lúc nào cũng đến kín nhà mừng cho sự trở về vô cùng kỳ lạ của con gái ông. Sau Tết, Huyền làm đám cưới với chàng trai đã yêu thương và chờ đợi mình. Cô đã tìm lại tên cho mình theo đúng nghĩa của cụm từ này.
Tôi ngồi trong căn hộ chung cư tầng 10 ở khu bán đảo Linh Đàm (Hà Nội) - nơi Huyền ở bây giờ - một không gian yên tĩnh, giản dị mà toát lên vẻ đầm ấm.
Có tiếng trẻ nhỏ khóc trong chiếc nôi đặt giữa nhà. Huyền bế bé trai kháu khỉnh cô vừa sinh được hơn 2 tháng, nét mặt tươi trẻ ngời lên niềm hạnh phúc như thể chưa từng trải qua những ngày tháng khốn khổ đến tận cùng.
Huyền lấy cho tôi xem chiếc chứng minh thư tìm thấy trong cuốn sách “Gương Nhân - Quả” mà giờ đây cô vẫn sử dụng. Giọng Huyền trở nên bồi hồi: “Trong quãng đời-không-biết-mình-là-ai, tôi thấy điều may mắn nhất là giữ được mình, không vướng vào những tệ nạn xã hội.
Và những lúc nguy nan nhất, tôi luôn được những người tốt giúp đỡ. Bây giờ tôi ước làm sao gặp lại bà mẹ nuôi người Pháp, thậm chí tôi đã học cả tiếng Hoa để mong có cơ hội gặp lại bà thương gia Trung Quốc.
Ngay cả người đàn bà Thái Bình đã lấy hết tiền của tôi tôi cũng biết ơn. Nếu không có người đàn bà đó, thì làm sao tôi gặp lại cuốn Gương Nhân - Quả”.
Nhờ sự quan tâm của gia đình cũng như người chồng hiền lành, chu đáo, trí nhớ của Huyền đã khôi phục được nhiều. Cô nhớ rất nhanh những kiến thức được học chẳng khác nào thời còn sinh viên.
Sau 3 năm gặp lại, bây giờ Huyền đã học năm cuối ở Học viện Quản lý Giáo dục để thực hiện ước nguyện gắn bó với nghề giáo trọn đời. Tôi nghĩ khi Huyền đứng trên bục giảng, chỉ cần kể câu chuyện kỳ lạ của đời mình sẽ khiến cho học trò tin trên đời vẫn có những chuyện cổ tích, vẫn có Gương Nhân - Quả, ở hiền sẽ gặp lành... Như thế chắc còn hơn ngàn lời giáo huấn sáo rỗng.
Vừa học vừa mở lớp dạy thêm ngay trong nhà mình, mỗi ngày Huyền “chạy” bốn năm "sô", các môn Toán, Lý, Hoá, Tiếng Anh. Huyền dạy học như một sự tri ân với cuộc sống và tình thương của cô dành cho các em học sinh luôn khiến các bậc phụ huynh ngạc nhiên, cảm động. Vì thế học sinh tìm đến với Huyền ngày một đông.
Ngày tôi đến, cậu con trai Huyền còn nằm trong nôi, giờ đây đã sắp sửa vào lớp một. Căn hộ chung cư ở tầng 10 bán đảo Linh Đàm luôn đầy ắp tiếng cười. Huyền ngượng ngùng không muốn cho tôi chụp ảnh vì ông xã không thích câu chuyện của vợ được đưa lên báo. Tôi thì cần có một tấm hình của Huyền để bạn đọc yên tâm rằng câu chuyện mang màu sắc cổ tích này là có thật. Nhưng tôi cũng không muốn cuộc sống bình yên của Huyền giờ đấy có thêm bất cứ xáo động nào nữa sau những bão tố vừa qua.
Thay vào đó, chúng tôi đã tìm về thôn Nam Quất, xã Nam Triệu, huyện Phú Xuyên – Hà Tây để gặp ông Lâm Văn Bảng – bố đẻ của Huyền. Ông Bảng đã tiết lộ về câu chuyện kỳ lạ của con gái gắn với cuốn sách Gương Nhân Quả mà ông tặng Huyền.