Năm học mới đã đến, việc nhiều trẻ em không may
nhiễm HIV được đi học hòa nhập cộng đồng là bài toán nan giải đối với
các trung tâm chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ em có HIV khi sự kỳ thị của
cộng đồng với các em vẫn còn khá sâu sắc.
Có một câu chuyện diễn ra ngay tại Hà Nội, khi một số phụ huynh của học
sinh của trường Tiểu học Yên Bài, Ba Vì đã lên tiếng và có những việc
làm phản đối không cho những đứa trẻ có HIV tội nghiệp vào lớp học của
con họ và buộc các em phải trở về học ở trung tâm cách ly.
Nguyên nhân là do họ lo sợ con mình học chung với trẻ có HIV thì khả năng lây nhiễm cao.
Phóng viên Vietnam+ đã có cuộc trao đổi với bác sỹ, thạc sỹ Ngô
Thái Minh – Phó trưởng khoa truyền nhiễm, Bệnh viện Đa khoa Đống Đa để
làm rõ hơn về vấn đề nguy cơ lây nhiễm của trẻ có HIV với trẻ bình
thường.
- Thưa thạc sỹ, ông có thể cho biết, nếu trẻ bình thường học chung
với trẻ nhiễm HIV thì có thể bị lây truyền bệnh qua những tiếp xúc thông
thường?
Thạc sỹ Ngô Thái Minh: Theo góc độ chuyên môn của chúng
tôi, chúng ta biết lây nhiễm HIV có nguy cơ tiếp xúc trực tiếp với
nguồn lây như là máu, những dịch thể của cơ thể có virus HIV.
Còn đối với những trẻ bị nhiễm HIV mà các cháu lành lặn và không có tổn
thương gì, không xây sát ngoài da thì không thể lây được qua những tiếp
xúc thông thường.
- Theo nhận định chuyên môn của một người đã điều trị cho các bệnh
nhân HIV lâu năm, bác sỹ đánh giá nguy cơ lây nhiễm trong trường học có
thể xảy ra không?
Thạc sỹ Ngô Thái Minh: Theo kinh nghiệm của tôi thì
nguy cơ lây nhiễm không thể xảy ra được. Bởi đa phần các cháu đến tuổi
đi học thì đã điều trị ARV (dùng thuốc ngăn cản sự sinh sản của HIV)
rồi, do đó nguy cơ lây nhiễm giảm vì nồng độ virus trong máu của các
cháu thấp đi nên nguy cơ lây nhiễm cho người khác cũng thấp đi.
Như chúng ta biết, trẻ chơi đùa với nhau trong các sinh hoạt thông
thường chỉ có những tiếp xúc bình thường trong lớp học với những sinh
hoạt chung.
Ngay bản thân những người lớn chẳng hạn, họ chưa được điều trị mà tiếp
xúc với người khác qua những cách sinh hoạt chung, ăn uống chung thì
cũng không lây.
Với góc độ đánh giá theo chuyên môn của chúng tôi, việc các cháu tiếp
xúc với nhau trong trường học chỉ có thể vui chơi với nhau, chạm vào
người nhau hoặc ăn cơm cùng nhau thì nguy cơ lây nhiễm hầu như không có
và không thể xảy ra được.
- Bác sỹ có thể dẫn chứng cụ thể hơn đối với những trường hợp các cháu có HIV khi vui chơi không may vô tình bị chảy máu?
Thạc sỹ Ngô Thái Minh: Có trường hợp như các cháu không may vô tình bị chảy máu, nếu biết cách xử lý thì sẽ không gây ảnh hưởng gì.
Trong trường hợp các cháu nhiễm HIV bị tổn thương gây chảy máu ngoài da
thì y tế nhà trường cần cầm máu vết thương, sát trùng vết thương, băng
bó kín thì không thể lây được cho cháu khác qua những tiếp xúc thông
thường.
Chẳng hạn như tại viện chúng tôi, mỗi tháng chúng tôi phải điều trị cho
hơn 600 bệnh nhân nhiễm HIV. Vì vậy, việc tiếp xúc diễn ra hằng ngày,
song nguy cơ lây nhiễm không đáng ngại. Nếu da của họ lành lặn thì chúng
tôi khám không cần găng tay.
- Hiện nay, tại nhiều trường học có học sinh nhiễm HIV học cùng với
học sinh bình thường. Do tâm lý lo sợ, nhiều bậc phụ huynh có ý kiến
muốn các cháu bị HIV phải nghỉ học để học cách ly riêng. Bác sỹ nhận
định ra sao về vấn đề này?
Thạc sỹ Ngô Thái Minh: Thực ra các cháu bị nhiễm HIV
thường thì bị lây truyền do bố mẹ các cháu bị nhiễm bệnh này, chứ không
phải tự nhiên các cháu bị. Vì vậy, bản thân các cháu đã phải chịu hoàn
cảnh và áp lực về tâm lý rất đáng thương.
Điều thứ hai là có Luật mới về Luật phòng chống HIV rồi và quyền của trẻ
nhỏ, các cháu được quyền đi học như mọi đứa trẻ khác. Bản thân các cháu
là những đối tượng thụ động bị lây nhiễm chứ không phải các cháu chủ
động. Theo tôi, việc bắt các cháu nhiễm HIV học cách ly riêng là không
cần thiết.
- Bác sỹ có thể đưa ra một số biện pháp để ngăn ngừa lây nhiễm HIV trong học đường?
Thạc sỹ Ngô Thái Minh: Thực ra, hiện nay cái phổ biến
kiến thức về các bệnh lây nhiễm, đặc biệt là lây nhiễm HIV trong học
đường là rất cần thiết. Việc làm này không những cho các cháu hiểu được
cách thức lây truyền của bệnh như thế nào, cách phòng chống lây nhiễm và
là để các cháu tăng thêm hiểu biết về bệnh tật và các cháu sẽ có ý thức
hơn, bớt kỳ thị xa lánh các bạn trong lớp bị nhiễm HIV hơn.
Điều này đặc biệt quan trọng hơn đối với các cháu bước sang tuổi trưởng
thành như học sinh cấp hai, thì ngoài việc các cháu hiểu biết kiến thức
này trong môi trường trường học mà việc này còn hữu ích cả trong cuộc
sống đời thường nữa. Thông qua đó, các cháu biết được cách tự bảo vệ
mình trước mối nguy hiểm ngoài xã hội có khả năng lây nhiễm như các bệnh
lây qua đường tình dục, sử dụng ma túy… có nguy cơ cao dẫn đến lây
nhiễm HIV thì điều đó rất tốt.
- Bác sỹ có lời khuyên nào dành cho các bậc phụ huynh để họ yên tâm đưa con em đến trường?
Thạc sỹ Ngô Thái Minh: Theo tôi, trong môi trường là trường học thì không có khả năng lây nhiễm từ các cháu có HIV sang các cháu bình thường.
Ở những ngôi trường mà có các cháu bị nhiễm HIV học tập, để đề phòng, y
tế nhà trường cần được tập huấn qua sơ cứu về các cách phòng chống lây
nhiễm HIV cho mọi người để các bậc phụ huynh yên tâm. Trong trường hợp
các cháu bị chảy máu thì y tế nhà trường cần có biện pháp xử lý ngay lập
tức.
Tôi khẳng định là phụ huynh có thể yên tâm khi cho con em học chung với
các cháu có HIV vì khả năng lây nhiễm qua các tiếp xúc thông thường là
không có.
Xin trân trọng cảm ơn bác sỹ./.
nhiễm HIV được đi học hòa nhập cộng đồng là bài toán nan giải đối với
các trung tâm chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ em có HIV khi sự kỳ thị của
cộng đồng với các em vẫn còn khá sâu sắc.
Có một câu chuyện diễn ra ngay tại Hà Nội, khi một số phụ huynh của học
sinh của trường Tiểu học Yên Bài, Ba Vì đã lên tiếng và có những việc
làm phản đối không cho những đứa trẻ có HIV tội nghiệp vào lớp học của
con họ và buộc các em phải trở về học ở trung tâm cách ly.
Nguyên nhân là do họ lo sợ con mình học chung với trẻ có HIV thì khả năng lây nhiễm cao.
Phóng viên Vietnam+ đã có cuộc trao đổi với bác sỹ, thạc sỹ Ngô
Thái Minh – Phó trưởng khoa truyền nhiễm, Bệnh viện Đa khoa Đống Đa để
làm rõ hơn về vấn đề nguy cơ lây nhiễm của trẻ có HIV với trẻ bình
thường.
- Thưa thạc sỹ, ông có thể cho biết, nếu trẻ bình thường học chung
với trẻ nhiễm HIV thì có thể bị lây truyền bệnh qua những tiếp xúc thông
thường?
Thạc sỹ Ngô Thái Minh: Theo góc độ chuyên môn của chúng
tôi, chúng ta biết lây nhiễm HIV có nguy cơ tiếp xúc trực tiếp với
nguồn lây như là máu, những dịch thể của cơ thể có virus HIV.
Còn đối với những trẻ bị nhiễm HIV mà các cháu lành lặn và không có tổn
thương gì, không xây sát ngoài da thì không thể lây được qua những tiếp
xúc thông thường.
- Theo nhận định chuyên môn của một người đã điều trị cho các bệnh
nhân HIV lâu năm, bác sỹ đánh giá nguy cơ lây nhiễm trong trường học có
thể xảy ra không?
Thạc sỹ Ngô Thái Minh: Theo kinh nghiệm của tôi thì
nguy cơ lây nhiễm không thể xảy ra được. Bởi đa phần các cháu đến tuổi
đi học thì đã điều trị ARV (dùng thuốc ngăn cản sự sinh sản của HIV)
rồi, do đó nguy cơ lây nhiễm giảm vì nồng độ virus trong máu của các
cháu thấp đi nên nguy cơ lây nhiễm cho người khác cũng thấp đi.
Như chúng ta biết, trẻ chơi đùa với nhau trong các sinh hoạt thông
thường chỉ có những tiếp xúc bình thường trong lớp học với những sinh
hoạt chung.
Ngay bản thân những người lớn chẳng hạn, họ chưa được điều trị mà tiếp
xúc với người khác qua những cách sinh hoạt chung, ăn uống chung thì
cũng không lây.
Với góc độ đánh giá theo chuyên môn của chúng tôi, việc các cháu tiếp
xúc với nhau trong trường học chỉ có thể vui chơi với nhau, chạm vào
người nhau hoặc ăn cơm cùng nhau thì nguy cơ lây nhiễm hầu như không có
và không thể xảy ra được.
- Bác sỹ có thể dẫn chứng cụ thể hơn đối với những trường hợp các cháu có HIV khi vui chơi không may vô tình bị chảy máu?
Thạc sỹ Ngô Thái Minh: Có trường hợp như các cháu không may vô tình bị chảy máu, nếu biết cách xử lý thì sẽ không gây ảnh hưởng gì.
Trong trường hợp các cháu nhiễm HIV bị tổn thương gây chảy máu ngoài da
thì y tế nhà trường cần cầm máu vết thương, sát trùng vết thương, băng
bó kín thì không thể lây được cho cháu khác qua những tiếp xúc thông
thường.
Chẳng hạn như tại viện chúng tôi, mỗi tháng chúng tôi phải điều trị cho
hơn 600 bệnh nhân nhiễm HIV. Vì vậy, việc tiếp xúc diễn ra hằng ngày,
song nguy cơ lây nhiễm không đáng ngại. Nếu da của họ lành lặn thì chúng
tôi khám không cần găng tay.
- Hiện nay, tại nhiều trường học có học sinh nhiễm HIV học cùng với
học sinh bình thường. Do tâm lý lo sợ, nhiều bậc phụ huynh có ý kiến
muốn các cháu bị HIV phải nghỉ học để học cách ly riêng. Bác sỹ nhận
định ra sao về vấn đề này?
Thạc sỹ Ngô Thái Minh: Thực ra các cháu bị nhiễm HIV
thường thì bị lây truyền do bố mẹ các cháu bị nhiễm bệnh này, chứ không
phải tự nhiên các cháu bị. Vì vậy, bản thân các cháu đã phải chịu hoàn
cảnh và áp lực về tâm lý rất đáng thương.
Điều thứ hai là có Luật mới về Luật phòng chống HIV rồi và quyền của trẻ
nhỏ, các cháu được quyền đi học như mọi đứa trẻ khác. Bản thân các cháu
là những đối tượng thụ động bị lây nhiễm chứ không phải các cháu chủ
động. Theo tôi, việc bắt các cháu nhiễm HIV học cách ly riêng là không
cần thiết.
- Bác sỹ có thể đưa ra một số biện pháp để ngăn ngừa lây nhiễm HIV trong học đường?
Thạc sỹ Ngô Thái Minh: Thực ra, hiện nay cái phổ biến
kiến thức về các bệnh lây nhiễm, đặc biệt là lây nhiễm HIV trong học
đường là rất cần thiết. Việc làm này không những cho các cháu hiểu được
cách thức lây truyền của bệnh như thế nào, cách phòng chống lây nhiễm và
là để các cháu tăng thêm hiểu biết về bệnh tật và các cháu sẽ có ý thức
hơn, bớt kỳ thị xa lánh các bạn trong lớp bị nhiễm HIV hơn.
Điều này đặc biệt quan trọng hơn đối với các cháu bước sang tuổi trưởng
thành như học sinh cấp hai, thì ngoài việc các cháu hiểu biết kiến thức
này trong môi trường trường học mà việc này còn hữu ích cả trong cuộc
sống đời thường nữa. Thông qua đó, các cháu biết được cách tự bảo vệ
mình trước mối nguy hiểm ngoài xã hội có khả năng lây nhiễm như các bệnh
lây qua đường tình dục, sử dụng ma túy… có nguy cơ cao dẫn đến lây
nhiễm HIV thì điều đó rất tốt.
- Bác sỹ có lời khuyên nào dành cho các bậc phụ huynh để họ yên tâm đưa con em đến trường?
Thạc sỹ Ngô Thái Minh: Theo tôi, trong môi trường là trường học thì không có khả năng lây nhiễm từ các cháu có HIV sang các cháu bình thường.
Ở những ngôi trường mà có các cháu bị nhiễm HIV học tập, để đề phòng, y
tế nhà trường cần được tập huấn qua sơ cứu về các cách phòng chống lây
nhiễm HIV cho mọi người để các bậc phụ huynh yên tâm. Trong trường hợp
các cháu bị chảy máu thì y tế nhà trường cần có biện pháp xử lý ngay lập
tức.
Tôi khẳng định là phụ huynh có thể yên tâm khi cho con em học chung với
các cháu có HIV vì khả năng lây nhiễm qua các tiếp xúc thông thường là
không có.
Xin trân trọng cảm ơn bác sỹ./.