Sau thất bại 1-4 trước U23 Myanmar trong trận tranh HCĐ đếm sơ sơ cũng
thấy có ít nhất 4 lời xin lỗi của “những nhân vật quan trọng”. Nhưng
dường như, người hâm mộ đã không còn chấp nhận những lời xin lỗi ấy nữa.
Không phải vì họ khắt khe, không phải vì họ không hiểu những khó khăn
mà đội đã phải trải qua, mà vì có những lời xin lỗi thực sự khó chấp
nhận.
Nếu có một lời xin lỗi nào đó đáng được chấp nhận, thì đó là của Thành
Lương. Người đội trưởng đã lăn xả, đã làm tất cả những gì có thể, sẵn
sàng đánh đổi bằng máu và vết khâu 9 mũi trên đầu để lấy điều gì đó cho
bóng đá Việt Nam nhưng bất thành. Tất cả đều biết anh đã cố gắng và chịu đau đớn thế nào... Nhưng, cũng phải nói
rằng, thất bại của U23 Việt Nam tại SEA Games 26 có thể lại thành điều
hay… Điều hay ấy nằm ở thì tương lai mà nếu Thành Lương thực sự có tâm
huyết với bóng đá Việt Nam, anh cũng sẵn sàng hy sinh một vài danh hiệu
của cá nhân mình.
Người ta cũng có thể thông cảm cho lời xin lỗi của HLV Falko Goetz.. Giới
chuyên môn quá khắt khe khi đem cách thức làm việc, chỉ đạo trận đấu của
HLV người Đức để đánh giá về năng lực, thậm chí đặt câu hỏi về việc có
nên sa thải ông sau nửa năm làm việc.Với người hâm mộ, có lẽ, đa phần cảm thấy… tội nghiệp cho Goetz hơn là thấy
ở ông một người thiếu năng lực. 6 tháng là chưa đủ để ông hiểu bóng đá
Đông Nam Á, để nắm bắt được những diễn biến tâm lý của đội ngũ cầu thủ
trẻ, để hiểu hết những vấn đề vô cùng phức tạp bên ngoài sân cỏ… Hơn
nữa, có người còn nói, kể cả HLV hàng đầu thế giới như Jose Mourinho có
đến thì cũng chẳng giúp U23 Việt Nam vô địch SEA Games 26 với lực lượng
cầu thủ như hiện nay.Nhưng những lời xin lỗi từ các vị lãnh đạo Liên đoàn được cảm nhận như một
việc làm “hình thức”. Vì nó quá quen thuộc, được nói đi, nói lại không
ít lần sau mỗi lần bóng đá Việt Nam thất bại.
Rút kinh nghiệm là điều đương nhiên, nhưng rút kinh nghiệm cho ai?
Người
hâm mộ chắc chắn không nên “bị” liệt kê vào nhóm “chúng ta” cần được
rút kinh nghiệm như vị lãnh đội tại SEA Games 26 nói.
Cho các cầu thủ? Cần nhưng không phải quan trọng nhất.
Cho Goetz? Cũng cần, nhưng sự thực thì thời gian mới là thứ có thể rút kinh nghiệm cho HLV người Đức
Cho những người lãnh đạo mới thực sự là điều cần nhất. Vì họ muốn “sớm đưa
bóng đá Việt Nam trở lại vị thế xứng đáng trên đấu trường quốc tế”.
"Sớm",cũng cần phải có lộ trình và thời gian. Và vì thế, sau một thời gian
“bị bỏ quên” Công ty cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) để
dành cho SEA Games thì nay, cơ quan đang chuẩn bị được thành lập này lại
trở thành điểm tựa để hy vọng vào sức bật cho tương lai của bóng đá
Việt Nam. Có thể nói, thất bại của U23 Việt Nam vừa qua càng làm… tăng thêm giá trị của VPF với kế hoạch
cải tổ bóng đá nước nhà trong tương lai.
Giờ không phải là lúc để xin lỗi nữa mà cần bắt tay vào hành động. Hành
động cho một kế hoạch dài hơi. Sẵn sàng hứng chịu những đớn đau, vấp ngã
trên đường đi thay vì sự lặp lại của cái gọi là “xây nhà từ nóc”.
thấy có ít nhất 4 lời xin lỗi của “những nhân vật quan trọng”. Nhưng
dường như, người hâm mộ đã không còn chấp nhận những lời xin lỗi ấy nữa.
Không phải vì họ khắt khe, không phải vì họ không hiểu những khó khăn
mà đội đã phải trải qua, mà vì có những lời xin lỗi thực sự khó chấp
nhận.
Nếu có một lời xin lỗi nào đó đáng được chấp nhận, thì đó là của Thành
Lương. Người đội trưởng đã lăn xả, đã làm tất cả những gì có thể, sẵn
sàng đánh đổi bằng máu và vết khâu 9 mũi trên đầu để lấy điều gì đó cho
bóng đá Việt Nam nhưng bất thành. Tất cả đều biết anh đã cố gắng và chịu đau đớn thế nào... Nhưng, cũng phải nói
rằng, thất bại của U23 Việt Nam tại SEA Games 26 có thể lại thành điều
hay… Điều hay ấy nằm ở thì tương lai mà nếu Thành Lương thực sự có tâm
huyết với bóng đá Việt Nam, anh cũng sẵn sàng hy sinh một vài danh hiệu
của cá nhân mình.
|
chuyên môn quá khắt khe khi đem cách thức làm việc, chỉ đạo trận đấu của
HLV người Đức để đánh giá về năng lực, thậm chí đặt câu hỏi về việc có
nên sa thải ông sau nửa năm làm việc.Với người hâm mộ, có lẽ, đa phần cảm thấy… tội nghiệp cho Goetz hơn là thấy
ở ông một người thiếu năng lực. 6 tháng là chưa đủ để ông hiểu bóng đá
Đông Nam Á, để nắm bắt được những diễn biến tâm lý của đội ngũ cầu thủ
trẻ, để hiểu hết những vấn đề vô cùng phức tạp bên ngoài sân cỏ… Hơn
nữa, có người còn nói, kể cả HLV hàng đầu thế giới như Jose Mourinho có
đến thì cũng chẳng giúp U23 Việt Nam vô địch SEA Games 26 với lực lượng
cầu thủ như hiện nay.Nhưng những lời xin lỗi từ các vị lãnh đạo Liên đoàn được cảm nhận như một
việc làm “hình thức”. Vì nó quá quen thuộc, được nói đi, nói lại không
ít lần sau mỗi lần bóng đá Việt Nam thất bại.
Rút kinh nghiệm là điều đương nhiên, nhưng rút kinh nghiệm cho ai?
Người
hâm mộ chắc chắn không nên “bị” liệt kê vào nhóm “chúng ta” cần được
rút kinh nghiệm như vị lãnh đội tại SEA Games 26 nói.
Cho các cầu thủ? Cần nhưng không phải quan trọng nhất.
Cho Goetz? Cũng cần, nhưng sự thực thì thời gian mới là thứ có thể rút kinh nghiệm cho HLV người Đức
Cho những người lãnh đạo mới thực sự là điều cần nhất. Vì họ muốn “sớm đưa
bóng đá Việt Nam trở lại vị thế xứng đáng trên đấu trường quốc tế”.
"Sớm",cũng cần phải có lộ trình và thời gian. Và vì thế, sau một thời gian
“bị bỏ quên” Công ty cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) để
dành cho SEA Games thì nay, cơ quan đang chuẩn bị được thành lập này lại
trở thành điểm tựa để hy vọng vào sức bật cho tương lai của bóng đá
Việt Nam. Có thể nói, thất bại của U23 Việt Nam vừa qua càng làm… tăng thêm giá trị của VPF với kế hoạch
cải tổ bóng đá nước nhà trong tương lai.
Giờ không phải là lúc để xin lỗi nữa mà cần bắt tay vào hành động. Hành
động cho một kế hoạch dài hơi. Sẵn sàng hứng chịu những đớn đau, vấp ngã
trên đường đi thay vì sự lặp lại của cái gọi là “xây nhà từ nóc”.