» Công Nghệ Thông Tin » Phần Mềm » TUT Affter effect » kỹ năng viết kịch bản phim


You are not connected. Please login or register

kỹ năng viết kịch bản phim

Go down  Message [Page 1 of 1]

1kỹ năng viết kịch bản phim  Empty kỹ năng viết kịch bản phim Thu May 24, 2012 12:15 pm

♥¶↔¶ºäñ§♥

♥¶↔¶ºäñ§♥
Smod
Smod

kỹ năng viết kịch bản phim




<BLOCKQUOTE class="postcontent restore">Muốn viết kịch bản phim
Tất cả những tác phẩm điện ảnh và truyền hình đều xuất phát từ kịch bản. Không có đạo diễn nào bắt tay vào việc thực hiện phim mà không có sẵn một kịch bản trong tay. Bộ phim khi hoàn tất sẽ thành công hay thất bại, phần lớn cũng do kịch bản đặc sắc hay tầm thường, hoặc yếu kém.
Để có được một bộ phim đặc sắc về nội dung lẫn hình thức, nhất thiết phải bắt đầu từ một kịch bản hoàn chỉnh.
Vậy làm sao để viết được kịch bản như thế?
Những trang hướng dẫn sau đây sẽ giúp ích được phần nào trong bước đầu các bạn muốn đi vào một lĩnh vực mới: viết kịch bản phim
.
TRƯỚC KHI VIẾT
Bạn muốn thử sức trong một lĩnh vực mới: viết kịch bản điện ảnh. Trước khi viết, bạn nên thấy rõ điều này: Tác phẩm điện ảnh xuất phát từ truyện phim, tức kịch bản, yếu tố quan trọng hàng đầu đối với cốt cách và chất lượng của bộ phim tương lai. Phải có kịch bản hay mới làm được phim đặc sắc, mà mỗi bộ phim là một tác phẩm của tập thể, đòi hỏi rất nhiều tiền bạc và công sức của nhiều người đóng góp.
Nếu là tác giả kịch bản, trách nhiệm của bạn rất lớn. Khi vào cuộc, bạn phải có quyết tâm viết được kịch bản hay. Muốn được như thế, bạn phải có thời gian chuẩn bị khá lâu dài, thu thập những kiến thức chuyên môn về nghệ thuật thứ bảy, ít ra trong lĩnh vực viết truyện phim.
Hiện nay ở Việt Nam có rất ít những nhà biên kịch được xem là chuyên nghiệp, tức là đã được đào tạo nghiêm túc, tìm hiểu "ngôn ngữ điện ảnh", tiếp cận được những phương pháp quay phim, dựng phim,ï sử dụng đúng những chất liệu để hoàn thành tốt kịch bản. Điều ấy rất cần thiết để tránh cho các nhà đạo diễn gặp phải khó khăn khi làm phim với những kịch bản văn học chưa phải là kịch bản điện ảnh, mà chỉ là những truyện kể rất gần với tiểu thuyết.
Về phần bạn, nếu muốn thành công trong lĩnh vực viết kịch bản, trước hết bạn nên biết rõ những đặc tính của nghệ thuật thứ bảy.

ĐẶC TÍNH CỦA ĐIỆN ẢNH:
Phần nào giống như văn học, như kịch, điện ảnh là một nghệ thuật phản ánh cuộc đời, và qua quá trình tồn tại điện ảnh dần dần tích lũy được những thủ pháp của các ngành nghệ thuật khác, tạo thành ngôn ngữ riêng của mình, đến nay ngôn ngữ ấy đã đạt tới mức gần như hoàn hảo.
Ở đây, chúng ta chỉ nói đến những điểm đặc biệt quan trọng mà nhà biên kịch điện ảnh cần phải quan tâm, nếu muốn thành công trong việc viết truyện phim.

Đặc tính nhứ nhất:
Điện ảnh tổng hợp tinh hoa các nghệ thuật khác.
Khi xem phim, chúng ta thưởng thức cùng một lúc nhiều loại nghệ thuật: văn học, kịch nghệ, âm nhạc, ca múa, hội họa, kiến trúc. Có thể nói rằng tất cả các ngành nghệ thuật đều góp phần tạo nên tác phẩm điện ảnh. Các ngành nghệ thuật ấy khi đến với điện ảnh đã từ bỏ tính độc diễn của chúng để hòa tan trong những hình ảnh và âm thanh, tạo ra một chất tổng hợp hoàn toàn mới: chất điện ảnh.
Nhà văn cần để ý tới chất tổng hợp đặc biệt ấy của nghệ thuật thứ bảy khi viết kịch bản điện ảnh.

Đặc tính thứ hai:
Điện ảnh gắn liền với tiến bộ khoa học kỹ thuật.
Điện ảnh lúc mới ra đời chỉ là những hình ảnh chuyển động nối tiếp nhau. Dần dần, điện ảnh chinh phục âm thanh, làm chủ màu sắc, mở rộng màn ảnh gấp đôi, gấp ba, tiến tới màn ảnh vòng cung, màn ảnh toàn diện. Mỗi lần xuất hiện những thay đổi hoặc bổ sung kỹ thuật mới như thế đều có ảnh hưởng đến ngôn ngữ điện ảnh. Tương lai của điện ảnh còn đang mở ra trước mắt, ngữ pháp điện ảnh luôn chuyển mình để tự hoàn chỉnh.
Tác giả kịch bản điện ảnh nên thích ứng, sẵn sàng tìm hiểu để đi theo kịp đà tiến triển của kỹ thuật.

Đặc tính thứ ba :
Điện ảnh có tính quần chúng mạnh mẽ nhất.
Mỗi bộ phim đều được thực hiêän để cho rất nhiều người xem. Quyển tiểu thuyết nào được vài mươi nghìn độc giả, vở kịch nào được vài trăm nghìn khán giả, sự hưởng ứng như thế là quá đủ. Nhưng đối với điện ảnh, như thế chưa phải là thành công. Đối tượng của điện ảnh là hàng triệu khán giả. Muốn đến với đông đảo khán giả, điện ảnh phải vận dụng một loại ngôn ngữ trực tiếp, gần với cuộc sống nhất.
Ở các nghệ thuật giải trí khác, hát bội chẳng hạn, sân khấu biểu diễn có tính cách hoàn toàn ước lệ, với không gian chật hẹp giữa những tấm màn vẽ những cảnh triều đình, hoặc cảnh rừng, hoặc một cảnh nào khác. Những đạo cụ diễn xuất toàn là thứ giả. Diễn viên chỉ dùng roi kết hợp với động tác nhảy múa, giả như cỡi ngựa chạy được vài ba vòng là khán giả hiểu nhân vật đã vượt qua hàng trăm dặm đường trên lưng ngựa.
Ở nghệ thuật điện ảnh, những hình ảnh phải hiện lên như thật, với sinh khí nóng hổi của cuộc sống, của thiên nhiên. Về tính chất gần gũi với hiện thực, không một nghệ thuật nào có thể so sánh với điện ảnh. Tính chất này đòi hỏi trong phim, từ diễn xuất đến bối cảnh, đạo cụ, phục trang, hóa trang, từ lời thoại đến tiếng động, mọi thứ đều phải tạo cho khán giả cảm giác như thật. Người xem sẽ rất khó chịu khi thấy nhân vật có những hành động ngượng ngùng hoặc phóng đại, khi nhận ra những bối cảnh giả, những đạo cụ giả trên màn ảnh.
Nhiều người cho rằng điện ảnh cũng là một loại giả tạo như các ngành nghệ thuật khác, bởi vì tất cả những gì xảy ra trong phim đều do trí tưởng tượng, do sự sắp xếp của biên kịch và đạo diễn. Đúng thế, nhưng nếu nghĩ rằng sắp xếp là giả tạo, thì sự giả tạo này vẫn phải tuân theo quy luật của đời sống thật.
Kịch bản sân khấu có thể chấp nhận sự sự cường điệu để tạo nên kịch tính hoặc tô đậm tính cách nhân vật. Trái lại, kịch bản điện ảnh không cho phép rời xa lô gích của cuộc sống, ngoại trừ những kịch bản viết cho các loại phim đặc biệt: viễn tưởng, phim hài, phim giải trí rất bình dân.
Tác giả kịch bản chỉ đạt được trình độ nghệ thuật cao, khi nào cảm nhận được cuộc sống một cách sâu sắc, tiếp cận được cuộc sống một cách tỉnh táo để nhìn thấy những nét tích cực của xã hội, hướng hoàn thiện của con người, để lồng vào đó tư tưởng nhân văn của mình.
Giữ được sự trung thành với cuộc sống không có nghĩa là đem y nguyên cuộc sống lên màn ảnh. Điện ảnh là nghệ thuật, nên cần phải chọn lọc những gì có ý nghĩa nhất trong cuộc sống để xây dựng thành công tác phẩm.

TÌNH CẢM VÀ LẬP TRƯỜNG:
Hy vọng rằng bạn sẽ là một nghệ sĩ chân chính, không phải là người thợ thủ công chỉ chờ có cơ hội làm việc theo đơn đặt hàng.
Muốn dựng kịch, đóng kịch, nghệ sĩ phải yêu thích kịch. Muốn viết tiểu thuyết, phải biết tôn trọng nghệ thuật viết văn.
Muốn làm phim, viết truyện phim, phải say mê điện ảnh. Điều quan trọng nhất khi cầm bút là phải có lập trường. Những bộ phim thành công nhất đều xuất phát từ lập trường vững chắc của tác giả.
Muốn làm phim hay, không thể chấp nhận một kịch bản thuộc loại chung chung, vô thưởng vô phạt. Nhà biên kịch không nên để mất thời gian viết ra những thứ chung chung như thế. Nếu chọn đề tài không có nội dung gây ảnh hưởng, không truyền đạt được tư tưởng bổ ích cho người xem, thì viết để làm gì?
Điện ảnh là một ngành nghệ thuật truyền thông, là phương tiện giao lưu giữa tác giả với đông đảo người thụ hưởng. Viết văn hoặc làm thơ có thể vì thích thú riêng, sáng tác cho một vài người đọc. Nhưng làm phim không phải để cho ít người xem. Công việc của nhà biên kịch sẽ vô nghĩa nếu không chuẩn bị tiếp cận với quảng đại quần chúng. Phải tự hỏi nên làm cách nào để truyền đạt tới đông đảo khán giả những điều mình ấp ủ. Nếu cảm thấy quần chúng có thể không tán thành quan điểm của mình, thì phải tìm cách trình bày sao cho họ thấy mình có lý. Trong trường hợp không thuyết phục được họ, ít ra cũng gây được phản ứng, tức là đã tạo ra được sự chú ý, gieo mầm tranh luận.
Muốn giữ được lập trường vững vàng, bạn phải có lòng tự tin để có thể lay chuyển được lòng tin của người khác. Lợi ích trước mắt là thuyết phục được đạo diễn và nhà sản xuất, những người có trách nhiệm chính chọn kịch bản để thực hiện phim

SỰ CẦN THIẾT CỦA KỸ THUẬT VIẾT KỊCH BẢN
Trước khi bắt tay vào việc thực hiện phim, các đạo diễn phải có một kịch bản trong tay. Nhưng họ thường gặp trở ngại, khi nhận được thay vì kịch bản đúng nghĩa của nó, lại là bản thảo viết theo lối văn học kể lại đầu đuôi câu chuyện nào đó, người viết không để ý hoặc ít để ý xem những chất liệu đưa ra có thể quay được thành phim hay không.
Nhằm đạt hiệu quả tối đa, mỗi môn nghệ thuật đều có phương pháp riêng để sử dụng chất liệu của mình. Điện ảnh tất nhiên cũng phải như thế. Nếu không thông suốt được phương pháp đạo diễn, quay phim, dựng phim, mà cứ sáng tác kịch bản thì sẽ không gặt được kết quả tốt. Muốn viết một kịch bản có thể dựng được thành phim thì phải tìm hiểu điện ảnh dùng những phương pháp nào để gây hứng thú cho người thưởng thức, để từ đó bắt tay vào việc.
Đã ra đời từ cuối thế kỷ 19, trải qua hơn 100 năm phát triển, ngành nghệ thuật thứ bảy này đã tạo được tiếng nói riêng cho mình, một cách biểu hiện đặc thù không giống bất cứ ngành nghệ thật nào khác. Tiếng nói riêng ấy được gọi là "ngôn ngữ điện ảnh", bất cứ ai muốn vào nghề hoặc ghé chơi "vườn điện ảnh" đều phải hiểu biết nó; đại khái là một nghệ thuật của "nghe và nhìn", điện ảnh được sáng tác và thưởng ngoạn qua hệ thống hình ảnh và âm thanh, mỗi hệ thống có những quy luật khá chặt chẽ của nó. (1)
Điều rất cần thiết là tác giả kịch bản phải nắm vững "ngôn ngữ điện ảnh" mới viết tốt được truyện phim. Khi viết, tác giả phải diễn tả những tình tiết qua những hành động cụ thể, tránh hẳn những ý tưởng mơ hồ không thể biểu hiện ra bằng hình ảnh và âm thanh.
Kịch bản viết đúng cách có thể làm cho người đọc tưởng chừng như trông thấy bộ phim tương lai được bày ra trước mắt. Phải vững tay nghề mới làm được việc ấy, và muốn được như thế thì phải trải qua sự rèn luyện.
Tại các nước Âu Mỹ, với nền công nghiệp điện ảnh tiến triển, người ta đánh giá cao kỹ thuật viết kịch bản. Hình thức trình bày kịch bản ở các nước ấy tiến đến mức gần giống nhau, trở nên một dạng hình thức quốc tế.
Ở nước ta, phần đông các tác giả kịch bản chưa quen lối trình bày chuyên nghiệp như thế, thườngï viết kịch bản như là viết tiểu thuyết thu gọn. Kết quả: một số kịch bản có nội dung khá, nhưng không gây được ấn tượng và thuyết phục, bởi vì người đọc kịch bản có cảm giác câu chuyện có vẻ rắc rối, thiếu tính hấp dẫn, thiếu những hình tượng sống động.
Làm ra được một bộ phim truyện rất tốn kém, các nhà sản xuất chỉ chọn những kịch bản mà họ nghĩ là khi thực hiện thành phim sẽ thu hút được đông đảo khán giả. Muốn được dễ dàng chấp nhận, kịch bản nên viết theo kỹ thuật điện ảnh, dễ đọc, sáng sủa, báo trước được một phim lý thú và hấp dẫn.
Bạn có thể hỏi:
Kỹ thuật viết kịch bản điện ảnh có phức tạp lắm không? Học ở đâu? Rèn luyện cách nào?
Trong các trường điện ảnh chuyên nghiệp, sinh viên được giảng dạy về cách thức viết kịch bản. Nếu không phải là sinh viên các trường ấy, bạn có thể tự rèn luyện bằng cách nghiên cứu và thực hành theo sự hướng dẫn của những sách viết về kịch bản phim. Càng đọc được nhiều sách càng tốt, vì mỗi tác giả có cách trình bày và hướng dẫn khác nhau. (2)

PHONG CÁCH RIÊNG
Đến đây, xin nhắn nhủ một điều quan trọng khác:
Bạn hãy tự rèn luyện để khai thác sở trường, phát huy nét riêng của mình, chứ không phải để rập khuôn theo bất cứ khuôn mẫu của tác giả nào.
Kết quả của mọi công phu sáng tạo lệ thuộc rất nhiều vào khả năng truyền cái “của mình” vào việc sử dụng chất liệu. Thiếu cái “của mình” ấy thì sẽ không có được tác phẩm đặc sắc. Các nghệ sĩ tài danh được người đời biết đến, chính là nhờ những nét riêng độc đáo của họ. Ví dụ: Khi xem những trích đoạn phim ngắn không có nêu tên đạo diễn, các khán giả hiểu biết về điện ảnh đều có thể nhận ra ngay là phim của Vittorio De Sica, của David Lean, của Kurosawa hay là của Trương Nghệ Mưu… và phim nào do biên kịch Zavattini, hay Pierre Boulle, hay do chính đạo diễn viết lấy kịch bản.
Chúng ta thường gặp phải nhiều bộ phim dở, mà hầu như những phim dở ấy lại gần giống nhau, có khi vì các tác giả bắt chước nhau trong cách dẫn dắt truyện phim, hoặc lấy cảm hứng từ những chỗ hấp dẫn nào đó của tác phẩm đã xuất hiện trước. Cũõng có những trường hợp không bắt chước ai, nhưng tác giả kịch bản lại không tìm ra được phong cách sáng tác riêng, để khẳng định mình không giống người khác.
Để tổng kết lại những gì đã trình bày, tôi xin nhắc nhở hai điều nên chú ý:
1.Trong nghệ thuật, muốn thành công phải khẳng định nét độc đáo của chính mình, không bao giờ lặp lại sáng tạo của người khác. - 2.Một kịch bản phim có giá trị, xứng đáng để làm phim, phải có chất nhân bản, có nội dung khiến cho mọi người cảm thấy gần gũi và hết sức quan tâm.

</BLOCKQUOTE>

Back to top  Message [Page 1 of 1]

Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum