ông băng Siachen nằm trong khu vực tranh chấp Kashmir giữa Ấn Độ và Pakistan. Đây được coi là chiến trường cao nhất thế giới.
Sông băng Siachen là nơi Ấn Độ và Pakistan đều tuyên bố chủ quyền. Cả hai có hàng ngàn binh lính đồn trú.
Dòng sông
băng thu hút sự chú ý của thế giới sau trận lở tuyết hồi tháng 4 vừa
rồi khiến 140 người thiệt mạng, trong đó chủ yếu là binh sỹ. Ngay sau
đó, chỉ huy quân đội Pakistan tuyên bố nước mình muốn đàm phán với Ấn Độ
để giảm quân ở khu vực sông băng Siachen do thời tiết ở đây quá khắc
nghiệt. Hai nước trải qua 12 vòng đàm phán về vùng sông băng tranh chấp
này.
Nhiếp ảnh
gia Prashant Panjiar trong lần tiếp cận hiếm hoi sông băng bên phía Ấn
Độ năm 2005 ghi lại những hình ảnh này. Siachen nằm ở phía Tây của núi
Karakoram thuộc dãy núi Himalaya.
Thời tiết ở vùng sông băng này vô cùng khắc nghiệt, gió lớn, tuyết lở, nắng cháy da thịt…
Ấn Độ và
Pakistan thỏa thuận ngừng bắn ở vùng sông băng Siachen năm 2003. Tuy
nhiên, trên thực tế vẫn có đến hàng nghìn binh lính đóng quân tại khu
vực này.
Hàng tiếp viện được vận chuyển bằng trực thăng. Ấn Độ cho rằng dải sông băng này có giá trị lớn về chiến lược và ngoại giao.
Binh lính Ấn Độ tập luyện.
Biển chỉ dẫn tại sông băng cho thấy đây là chiến trường cao nhất thế giới.
Đây là
doanh trại Siachen của Ấn Độ. Năm 1984, quân đội Ấn Độ giành quyền kiểm
soát sông băng, khu vực chưa được phân định bằng Đường kiểm soát trong
khu vực tranh chấp Kashmir. Sau đó, Pakistan cố gắng lấy lại nhưng không
thành công.
Nhiều
binh sĩ chết vì thời tiết khắc nghiệt hơn là súng đạn. Bức tường tưởng
niệm trên dòng song Nubra khắc tên tất cả các binh sĩ Ấn Độ chết trên
sông băng Siachen.
Người dân
địa phương có câu nói nổi tiếng: “Vùng đất quá cằn cỗi và lối vào quá
cao. Chỉ những người bạn tốt nhât và những kẻ thù cứng rắn nhất mới vào
tới đây”.
nguồn: 24h.com
Sông băng Siachen là nơi Ấn Độ và Pakistan đều tuyên bố chủ quyền. Cả hai có hàng ngàn binh lính đồn trú.
Dòng sông
băng thu hút sự chú ý của thế giới sau trận lở tuyết hồi tháng 4 vừa
rồi khiến 140 người thiệt mạng, trong đó chủ yếu là binh sỹ. Ngay sau
đó, chỉ huy quân đội Pakistan tuyên bố nước mình muốn đàm phán với Ấn Độ
để giảm quân ở khu vực sông băng Siachen do thời tiết ở đây quá khắc
nghiệt. Hai nước trải qua 12 vòng đàm phán về vùng sông băng tranh chấp
này.
Nhiếp ảnh
gia Prashant Panjiar trong lần tiếp cận hiếm hoi sông băng bên phía Ấn
Độ năm 2005 ghi lại những hình ảnh này. Siachen nằm ở phía Tây của núi
Karakoram thuộc dãy núi Himalaya.
Thời tiết ở vùng sông băng này vô cùng khắc nghiệt, gió lớn, tuyết lở, nắng cháy da thịt…
Ấn Độ và
Pakistan thỏa thuận ngừng bắn ở vùng sông băng Siachen năm 2003. Tuy
nhiên, trên thực tế vẫn có đến hàng nghìn binh lính đóng quân tại khu
vực này.
Hàng tiếp viện được vận chuyển bằng trực thăng. Ấn Độ cho rằng dải sông băng này có giá trị lớn về chiến lược và ngoại giao.
Binh lính Ấn Độ tập luyện.
Biển chỉ dẫn tại sông băng cho thấy đây là chiến trường cao nhất thế giới.
Đây là
doanh trại Siachen của Ấn Độ. Năm 1984, quân đội Ấn Độ giành quyền kiểm
soát sông băng, khu vực chưa được phân định bằng Đường kiểm soát trong
khu vực tranh chấp Kashmir. Sau đó, Pakistan cố gắng lấy lại nhưng không
thành công.
Nhiều
binh sĩ chết vì thời tiết khắc nghiệt hơn là súng đạn. Bức tường tưởng
niệm trên dòng song Nubra khắc tên tất cả các binh sĩ Ấn Độ chết trên
sông băng Siachen.
Người dân
địa phương có câu nói nổi tiếng: “Vùng đất quá cằn cỗi và lối vào quá
cao. Chỉ những người bạn tốt nhât và những kẻ thù cứng rắn nhất mới vào
tới đây”.
nguồn: 24h.com