Thừa nhận bản thân phải thay đổi, "sống chung" với các ứng dụng cho phép gọi điện, nhắn tin miễn phí (OTT) nhưng nhiều nhà mạng cho rằng cơ quan quản lí cần có chế tài đối với các phần mềm này để họ có thể cạnh tranh công bằng.
Bị chạm vào doanh thu, các nhà mạng "tỉnh giấc" để tự tìm con đường phát triển mới. Ảnh: Anh Quân.
Các ứng dụng nhắn tin, gọi điện miễn phí thông qua kết nối 3G/Internet (Over The Top - OTT) ngày càng phát triển đang gây ảnh hưởng tới doanh thu thoại của các nhà mạng. Trước đây, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông đa phần xem OTT là một mối nguy thì nay quan niệm này đã phần nào thay đổi. Tại buổi Tọa đàm Dịch vụ OTT ở Việt Nam và chính sách quản lí diễn ra sáng 5/9, đại diện các nhà mạng cho rằng bây giờ là thời cơ để tìm con đường sáng tạo mới và hợp tác giữa doanh nghiệp viễn thông và đơn vị cung cấp OTT.
Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Tổng giám đốc Viettel, thực chất OTT đã có mặt từ lâu nhưng dịch vụ bùng phát và vươn rộng sang "miếng bánh" thoại và nhắn tin, vượt ra khuôn khổ các gói dữ liệu thông thường trong bối cảnh 3G giá rẻ đã khởi đầu cho những phản ứng từ nhà mạng do bị đụng vào doanh thu.
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Đình Chiến - Phó Tổng giám đốc Mobifone cho rằng cả OTT và nhà mạng đều hoạt động trong lĩnh vực viễn thông, về bản chất là như nhau nhưng các đơn vị cung cấp dịch vụ miễn phí này lại không cần giấy phép kinh doanh. "Nhà mạng phải có giấy phép hoạt động, khi bán dịch vụ giá thấp thì bị cơ quan chủ quản yêu cầu dừng trong khi OTT bán giá 0 đồng lại không sao".
Hiện các ứng dụng nhắn tin, gọi điện như Viber, Line, KakaoTalk, ChatOn... có thể dễ dàng tải về thiết bị di động có hệ điều hành mà không mất bất kì chi phí nào. Quá trình sử dụng cũng không phải đóng phí, trừ một số nhà cung cấp bán thêm các gói sticker (hình ảnh), game cho người dùng có nhu cầu. Về cơ bản, OTT không kiếm tiền từ người dùng hay nhà mạng mà trông chờ vào quảng cáo và một số dịch vụ đi kèm.
Đại diện các nhà mạng đều cho rằng hợp tác là đương nhiên nhưng vẫn cần phải đưa loại hình dịch vụ này vào khuôn khép, đặt dưới sự quản lí của cơ quan chức năng. Theo bà Nguyễn Thị Mơ, Phó Vụ trưởng Vụ Viễn Thông (Bộ Thông tin và Truyền thông), quản lí OTT là việc phải làm, tuy nhiên không nên và cũng không thể ngăn cấm vì đây là sự phát triển tất yếu. "Vấn đề là phát triển sao cho bền vững vì nếu nhà mạng suy yếu thì OTT cũng không có nơi để tồn tại", bà nói.
Không chỉ ở Việt Nam, nhiều doanh nghiệp viễn thông trên thế giới cũng phải tìm cách để đảm bảo lợi ích cho cả ba bên: nhà mạng - công ty OTT - khách hàng. Có hai phương án đang được áp dụng là tự thân nhà mạng tạo ra ứng dụng của riêng mình để cạnh tranh, hoặc bắt tay với các đơn vị cung cấp OTT. Tại Việt Nam, các doanh nghiệp đang thiên về hướng cùng hợp tác thay vì chọn cách thứ nhất.
Bị chạm vào doanh thu, các nhà mạng "tỉnh giấc" để tự tìm con đường phát triển mới. Ảnh: Anh Quân.
Các ứng dụng nhắn tin, gọi điện miễn phí thông qua kết nối 3G/Internet (Over The Top - OTT) ngày càng phát triển đang gây ảnh hưởng tới doanh thu thoại của các nhà mạng. Trước đây, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông đa phần xem OTT là một mối nguy thì nay quan niệm này đã phần nào thay đổi. Tại buổi Tọa đàm Dịch vụ OTT ở Việt Nam và chính sách quản lí diễn ra sáng 5/9, đại diện các nhà mạng cho rằng bây giờ là thời cơ để tìm con đường sáng tạo mới và hợp tác giữa doanh nghiệp viễn thông và đơn vị cung cấp OTT.
Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Tổng giám đốc Viettel, thực chất OTT đã có mặt từ lâu nhưng dịch vụ bùng phát và vươn rộng sang "miếng bánh" thoại và nhắn tin, vượt ra khuôn khổ các gói dữ liệu thông thường trong bối cảnh 3G giá rẻ đã khởi đầu cho những phản ứng từ nhà mạng do bị đụng vào doanh thu.
Ông Hùng xem OTT là dịch vụ "3 không" (không hợp tác với nhà mạng, không bị quản lí và không biên giới), vì vậy để công bằng cho các bên cần phải có một sự quản lí nhất định từ các cơ quan chức năng.OTT là cú hích bắt nhà mạng phải chuyển đổi, từ một đơn vị cung cấp dịch vụ viễn thông đơn thuần phải "thức giấc" để tìm tòi, sáng tạo cái mới hơn, từ đó mới có cơ hội tốt để tái sinh.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Đình Chiến - Phó Tổng giám đốc Mobifone cho rằng cả OTT và nhà mạng đều hoạt động trong lĩnh vực viễn thông, về bản chất là như nhau nhưng các đơn vị cung cấp dịch vụ miễn phí này lại không cần giấy phép kinh doanh. "Nhà mạng phải có giấy phép hoạt động, khi bán dịch vụ giá thấp thì bị cơ quan chủ quản yêu cầu dừng trong khi OTT bán giá 0 đồng lại không sao".
Hiện các ứng dụng nhắn tin, gọi điện như Viber, Line, KakaoTalk, ChatOn... có thể dễ dàng tải về thiết bị di động có hệ điều hành mà không mất bất kì chi phí nào. Quá trình sử dụng cũng không phải đóng phí, trừ một số nhà cung cấp bán thêm các gói sticker (hình ảnh), game cho người dùng có nhu cầu. Về cơ bản, OTT không kiếm tiền từ người dùng hay nhà mạng mà trông chờ vào quảng cáo và một số dịch vụ đi kèm.
Đại diện các nhà mạng đều cho rằng hợp tác là đương nhiên nhưng vẫn cần phải đưa loại hình dịch vụ này vào khuôn khép, đặt dưới sự quản lí của cơ quan chức năng. Theo bà Nguyễn Thị Mơ, Phó Vụ trưởng Vụ Viễn Thông (Bộ Thông tin và Truyền thông), quản lí OTT là việc phải làm, tuy nhiên không nên và cũng không thể ngăn cấm vì đây là sự phát triển tất yếu. "Vấn đề là phát triển sao cho bền vững vì nếu nhà mạng suy yếu thì OTT cũng không có nơi để tồn tại", bà nói.
Không chỉ ở Việt Nam, nhiều doanh nghiệp viễn thông trên thế giới cũng phải tìm cách để đảm bảo lợi ích cho cả ba bên: nhà mạng - công ty OTT - khách hàng. Có hai phương án đang được áp dụng là tự thân nhà mạng tạo ra ứng dụng của riêng mình để cạnh tranh, hoặc bắt tay với các đơn vị cung cấp OTT. Tại Việt Nam, các doanh nghiệp đang thiên về hướng cùng hợp tác thay vì chọn cách thứ nhất.
Nguồn: http://www.thongtincongnghe.com/article/51049