Đêm về, y, bác sĩ (BS) khoa cấp cứu của các bệnh viện (BV) phải thường xuyên “vật lộn” với những ca tai nạn giao thông (TNGT), mà đáng nói trong số đó, nhiều trường hợp tai nạn do lái xe trong lúc say xỉn.
Chúng tôi chọn một đêm mà theo các BS, không phải là đêm “cao điểm của TNGT” trong tuần, để ghi nhận tình trạng TNGT, và TNGT do uống rượu bia điều khiển phương tiện giao thông tại một số BV ở TP.HCM. Và dưới đây là những gì chúng tôi ghi nhận lại từ đêm 30-8 đến rạng sáng 31-8.
Mới nhậu "sương sương", sao giờ ở nhà thương?
Cấp cứu một ca TNGT (do say xỉn) tại BV Chợ Rẫy
Đó là câu hỏi liên tục của bệnh nhân (BN) N.V.S (51 tuổi, nhà ở Q.Thủ Đức, TP.HCM) trong tình trạng nửa tỉnh, nửa say, áo quần vương đầy máu khi được đưa vào cấp cứu tại BV Nhân dân 115 (TP.HCM) đêm 30-8. Ông S. được con trai và vợ đưa vào viện trong tình trạng chấn thương đầu, mặt, tay, chân, mắt bên trái bầm tím, sưng húp. Nằm trên chiếc băng ca, ông S. liên tục hỏi: “Tại sao ba mới nhậu sương sương, giờ ba lại ở nhà thương?”, rồi nói nhảm, chửi thề, vung tay, múa chân. Người nhà phải giữ chặt ông S., BS mới khám và điều dưỡng mới tiêm được thuốc.
Ông N.V.D (44 tuổi, ngụ H.Đức Hòa, tỉnh Long An) thì sau chầu lai rai với bạn bè cuối ngày làm việc, trên đường chạy xe máy chở bạn nhậu về nhà đã tông vào một phụ nữ chạy xe máy cùng chiều. Cú va chạm chỉ làm người phụ nữ loạng choạng, không té, nhưng ông D. do không còn tỉnh táo, tay lái yếu nên đã té xuống đường. Bạn nhậu ngồi sau chỉ bị thương nhẹ, còn ông D. nặng hơn nhiều được cơ sở y tế ở địa phương sơ cứu ban đầu, khâu vết thương rồi chuyển lên BV Nhân dân 115 ngay trong đêm để kiểm tra, vì lo ngại ông bị chấn thương đầu, liên tục ói mửa. Các BS BV Nhân dân 115 rất khó khăn mới chụp được CT, nhưng rồi hình chụp không đạt vì ông D. liên tục lăn lộn, quơ tay, múa chân.
Ở khoa Cấp cứu BV Chợ Rẫy sau 12 giờ đêm, PV cũng ghi nhận một ca bị TNGT do điều khiển xe máy trong lúc say xỉn. Đó là trường hợp của BN N.Đ, 38 tuổi (nhà ở Q.Tân Phú, TP.HCM) vào cấp cứu trong tình trạng chấn thương đầu, mặt mày đỏ kè, chỉ mặc mỗi chiếc quần tây.
Khi tỉnh lại, Đ. nói: “Uống bia lai rai với nhóm bạn từ trưa 30-8 kéo dài đến đêm. Trên đường chạy xe máy về nhà đến đoạn Lũy Bán Bích, Q.Tân Phú đã tông mạnh với xe máy đi ngược chiều, té bất tỉnh. Hai xe tông nhau, không biết người kia có sao không, vì lúc đó chẳng còn biết gì!”.
Đáng nói hơn là trường hợp của Q.T (30 tuổi, ngụ P.Bình Hưng Hòa, Q.Bình Tân, TP.HCM) vào khoa Cấp cứu BV Chợ Rẫy lúc ngoài 22 giờ. Buổi chiều cuối ngày, Q.T đang chở theo con nhỏ mới 3 tuổi, nhưng nghe bạn bè í ới gọi… nhậu cũng ham vui tham gia uống đến say bí tỉ. Khi chạy xe về gần tới nhà, lúc này rượu đã ngấm nên Q.T tự té, bị chấn thương sọ não, rất may đứa bé rớt xuống chỉ bị xây xát không nặng lắm.
Theo thống kê của khoa Cấp cứu BV Q.Thủ Đức, cả ngày 30-8, nơi đây tiếp nhận 11 ca TNGT vào viện, trong đó có đến 7 ca TNGT do uống rượu bia (bị chấn thương đầu, gãy tay, gãy chân). Còn ở khoa Cấp cứu BV Nhân dân 115, ghi nhận của chúng tôi từ 20 giờ đêm 30-8 đến rạng sáng 31-8, trong số 8 ca bị TNGT vào viện thì có đến 4 trường hợp do say xỉn. Tại khoa Cấp cứu BV Chợ Rẫy, trong số 14 ca bị TNGT vào viện (từ 23 giờ ngày 30-8 đến rạng sáng 31-8) thì có 2 trường hợp do…xỉn.
Khổ vì… ma men
Đó là trường hợp BN K.H.A (33 tuổi, nhà ở Q.3, TP.HCM). Chờ gần 11 giờ đêm không thấy chồng về ăn cơm tối, vợ K.H.A gọi điện thoại xem sao. Bất ngờ thay, đầu dây bên kia không phải anh mà là điều dưỡng viên khoa cấp cứu nghe máy, và cho biết, K.H.A bị TNGT do lái xe trong lúc say xỉn!
Cả vợ và mẹ già của K.H.A hớt hải chạy vào BV Nhân dân 115, mới hay: K.H.A sau chầu nhậu với bạn bè, trên đường lái xe về nhà đã bị té ngã, được các anh dân phòng đi tuần tra phát hiện đưa vào viện trong tình trạng chấn thương đầu, mắt và trán phải bầm tụ máu, sưng rất to. Thế nhưng, do chưa tỉnh rượu, K.H.A liên tục vùng vẫy trên chiếc băng ca, không cho BS khám, không chịu chụp X-quang, CT để kiểm tra phần đầu.
30 phút sau khi vào viện, không ai kềm giữ được, K.H.A đã tung cửa khoa cấp cứu, bỏ chạy. Mẹ anh lo lắng, liên tục hỏi: “Đầu sưng to vậy không chụp CT có sao không bác sĩ?”, rồi bà cũng lật đật chạy theo K.H.A…
Nước mắt lăn dài vì lo lắng tình trạng của chồng, chị B.T (vợ của BN N.V.N, 43 tuổi, ngụ Q.4, TP.HCM) cho biết: “Buổi tối ở nhà đợi ổng về ăn cơm mà mãi không thấy bóng dáng đâu. Đến tận gần khuya mọi người mới cho hay, ổng say xỉn bị TNGT được đưa đi cấp cứu, thiệt là khổ!”. Ông N.V.N cùng vài người bạn sau khi lĩnh lương cuối tháng đã rủ nhau đi “uống mấy chai”, hậu quả là sau cú tai nạn do say xỉn, ông bị chấn thương sọ não, đa chấn thương, nhập viện trong tình trạng không còn biết gì nữa.
Thức cùng các y, BS tại các khoa cấp cứu của các BV mới thấy ê-kíp trực đêm làm việc thật vất vả, nhất là càng về khuya càng phức tạp, nào là TNGT, say xỉn, đâm chém… Càng về đêm, ngoài những ca say xỉn bị TNGT; còn có những trường hợp say xỉn, không giữ được mình dẫn đến những cuộc ẩu đả gây trọng thương.
Đêm 30-8, lúc chúng tôi có mặt ở BV Q.Thủ Đức, nơi này tiếp nhận N.T.H (30 tuổi, quê Đắk Lắk, tạm trú P.Hiệp Bình Chánh, Q.Thủ Đức) vào viện trong tình trạng bị chấn thương đầu. Sau chầu nhậu từ chiều đến tối, xích mích qua lại với bạn nhậu, H. bị đánh bằng cán búa vào phía sau đầu và tay. BS chỉ định chụp CT để kiểm tra não, nhưng do chưa tỉnh rượu, H. vung tay, la ó, không chịu chụp chiếu gì cả!
Y, BS khổ trong những ca trực, còn người thân của… ma men khổ cả đời. Như trường hợp của ông N.V.D, ở Long An nói trên, vợ ông cho biết: “Tuần ổng nhậu hết 3 bữa, nay bị tai nạn, gom mượn được 5 triệu đồng, chi phí BV tuyến trước, chuyển viện, chụp CT hết 2 triệu, còn 3 triệu không biết lo được đến đâu?”. Chị B.T, vợ của ông N.V.N, Q.4, TP.HCM, khi nghe chồng bị TNGT là lúc trong túi chỉ còn 500 ngàn đồng tiền mặt. Chị đành ký giấy nợ BV để tiêm thuốc, chụp chiếu, xét nghiệm, và làm tiểu phẫu cho chồng. “Đó là chưa nói, nhiều trường hợp say xỉn bị TNGT tử vong, hoặc còn sống nhưng nằm một chỗ, bị di chứng làm khổ gia đình, vợ con cả đời”, BS Trương Thế Hiệp - Phó khoa Cấp cứu BV Chợ Rẫy ngao ngán nói.
Tăng cường phòng chống uống rượu, bia khi lái xe
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chọn 10 quốc gia xảy ra nhiều TNGT, trong đó có VN để hỗ trợ triển khai chương trình “Tăng cường an toàn giao thông và phòng chống uống rượu, bia khi lái xe”. Đến cuối tháng 8 vừa qua, chương trình được tiến hành tròn 1 năm. Năm đầu thực hiện tại hai tỉnh Hà Nam và Ninh Bình, số liệu thu thập từ các BV tại hai tỉnh này cho thấy, có khoảng 23% số ca bị TNGT có nồng độ cồn trong máu vượt mức cho phép (50 mg/dl máu với người đi mô tô/xe gắn máy; và 0 mg/dl máu đối với người điều khiển phương tiện cơ giới khác).
Chúng tôi chọn một đêm mà theo các BS, không phải là đêm “cao điểm của TNGT” trong tuần, để ghi nhận tình trạng TNGT, và TNGT do uống rượu bia điều khiển phương tiện giao thông tại một số BV ở TP.HCM. Và dưới đây là những gì chúng tôi ghi nhận lại từ đêm 30-8 đến rạng sáng 31-8.
Mới nhậu "sương sương", sao giờ ở nhà thương?
Cấp cứu một ca TNGT (do say xỉn) tại BV Chợ Rẫy
Cuối tháng, cuối tuần, ngày lễ, tăng đột biến Theo các y, BS trực cấp cứu, nhiều đêm gặp những ca say xỉn, không còn kiểm soát hành vi, vào BV la ó, nạt nộ cả y, BS! BS Hoàng Văn Bảo, trưởng ca trực đêm 30-8 khoa Cấp cứu, BV Nhân dân 115 nói: “Lượng BN bị TNGT nhập viện ngày càng gia tăng. Trước đây, BV tiếp nhận dưới 150 ca/ngày, nay lên đến hơn 200 ca/ngày. Trong đó, có nhiều ca TNGT do say xỉn cần báo động”. Theo các y, BS, những ngày cuối tháng, hoặc cuối tuần, ngày nghỉ lễ, người lao động được phát lương, phát thưởng, và có thời gian nên đi chơi, tiệc tùng nhậu nhẹt nhiều nên số ca bị TNGT thường tăng lên đột biến. |
Ông N.V.D (44 tuổi, ngụ H.Đức Hòa, tỉnh Long An) thì sau chầu lai rai với bạn bè cuối ngày làm việc, trên đường chạy xe máy chở bạn nhậu về nhà đã tông vào một phụ nữ chạy xe máy cùng chiều. Cú va chạm chỉ làm người phụ nữ loạng choạng, không té, nhưng ông D. do không còn tỉnh táo, tay lái yếu nên đã té xuống đường. Bạn nhậu ngồi sau chỉ bị thương nhẹ, còn ông D. nặng hơn nhiều được cơ sở y tế ở địa phương sơ cứu ban đầu, khâu vết thương rồi chuyển lên BV Nhân dân 115 ngay trong đêm để kiểm tra, vì lo ngại ông bị chấn thương đầu, liên tục ói mửa. Các BS BV Nhân dân 115 rất khó khăn mới chụp được CT, nhưng rồi hình chụp không đạt vì ông D. liên tục lăn lộn, quơ tay, múa chân.
Ở khoa Cấp cứu BV Chợ Rẫy sau 12 giờ đêm, PV cũng ghi nhận một ca bị TNGT do điều khiển xe máy trong lúc say xỉn. Đó là trường hợp của BN N.Đ, 38 tuổi (nhà ở Q.Tân Phú, TP.HCM) vào cấp cứu trong tình trạng chấn thương đầu, mặt mày đỏ kè, chỉ mặc mỗi chiếc quần tây.
Khi tỉnh lại, Đ. nói: “Uống bia lai rai với nhóm bạn từ trưa 30-8 kéo dài đến đêm. Trên đường chạy xe máy về nhà đến đoạn Lũy Bán Bích, Q.Tân Phú đã tông mạnh với xe máy đi ngược chiều, té bất tỉnh. Hai xe tông nhau, không biết người kia có sao không, vì lúc đó chẳng còn biết gì!”.
Đáng nói hơn là trường hợp của Q.T (30 tuổi, ngụ P.Bình Hưng Hòa, Q.Bình Tân, TP.HCM) vào khoa Cấp cứu BV Chợ Rẫy lúc ngoài 22 giờ. Buổi chiều cuối ngày, Q.T đang chở theo con nhỏ mới 3 tuổi, nhưng nghe bạn bè í ới gọi… nhậu cũng ham vui tham gia uống đến say bí tỉ. Khi chạy xe về gần tới nhà, lúc này rượu đã ngấm nên Q.T tự té, bị chấn thương sọ não, rất may đứa bé rớt xuống chỉ bị xây xát không nặng lắm.
Theo thống kê của khoa Cấp cứu BV Q.Thủ Đức, cả ngày 30-8, nơi đây tiếp nhận 11 ca TNGT vào viện, trong đó có đến 7 ca TNGT do uống rượu bia (bị chấn thương đầu, gãy tay, gãy chân). Còn ở khoa Cấp cứu BV Nhân dân 115, ghi nhận của chúng tôi từ 20 giờ đêm 30-8 đến rạng sáng 31-8, trong số 8 ca bị TNGT vào viện thì có đến 4 trường hợp do say xỉn. Tại khoa Cấp cứu BV Chợ Rẫy, trong số 14 ca bị TNGT vào viện (từ 23 giờ ngày 30-8 đến rạng sáng 31-8) thì có 2 trường hợp do…xỉn.
Khổ vì… ma men
Do chưa tỉnh rượu, K.H.A liên tục vùng vẫy trên chiếc băng ca, không cho BS khám, không chịu chụp X-quang, CT để kiểm tra phần đầu. 30 phút sau khi vào viện, không ai kềm giữ được, K.H.A đã tung cửa khoa cấp cứu, bỏ chạy. |
Cả vợ và mẹ già của K.H.A hớt hải chạy vào BV Nhân dân 115, mới hay: K.H.A sau chầu nhậu với bạn bè, trên đường lái xe về nhà đã bị té ngã, được các anh dân phòng đi tuần tra phát hiện đưa vào viện trong tình trạng chấn thương đầu, mắt và trán phải bầm tụ máu, sưng rất to. Thế nhưng, do chưa tỉnh rượu, K.H.A liên tục vùng vẫy trên chiếc băng ca, không cho BS khám, không chịu chụp X-quang, CT để kiểm tra phần đầu.
30 phút sau khi vào viện, không ai kềm giữ được, K.H.A đã tung cửa khoa cấp cứu, bỏ chạy. Mẹ anh lo lắng, liên tục hỏi: “Đầu sưng to vậy không chụp CT có sao không bác sĩ?”, rồi bà cũng lật đật chạy theo K.H.A…
Nước mắt lăn dài vì lo lắng tình trạng của chồng, chị B.T (vợ của BN N.V.N, 43 tuổi, ngụ Q.4, TP.HCM) cho biết: “Buổi tối ở nhà đợi ổng về ăn cơm mà mãi không thấy bóng dáng đâu. Đến tận gần khuya mọi người mới cho hay, ổng say xỉn bị TNGT được đưa đi cấp cứu, thiệt là khổ!”. Ông N.V.N cùng vài người bạn sau khi lĩnh lương cuối tháng đã rủ nhau đi “uống mấy chai”, hậu quả là sau cú tai nạn do say xỉn, ông bị chấn thương sọ não, đa chấn thương, nhập viện trong tình trạng không còn biết gì nữa.
Thức cùng các y, BS tại các khoa cấp cứu của các BV mới thấy ê-kíp trực đêm làm việc thật vất vả, nhất là càng về khuya càng phức tạp, nào là TNGT, say xỉn, đâm chém… Càng về đêm, ngoài những ca say xỉn bị TNGT; còn có những trường hợp say xỉn, không giữ được mình dẫn đến những cuộc ẩu đả gây trọng thương.
Đêm 30-8, lúc chúng tôi có mặt ở BV Q.Thủ Đức, nơi này tiếp nhận N.T.H (30 tuổi, quê Đắk Lắk, tạm trú P.Hiệp Bình Chánh, Q.Thủ Đức) vào viện trong tình trạng bị chấn thương đầu. Sau chầu nhậu từ chiều đến tối, xích mích qua lại với bạn nhậu, H. bị đánh bằng cán búa vào phía sau đầu và tay. BS chỉ định chụp CT để kiểm tra não, nhưng do chưa tỉnh rượu, H. vung tay, la ó, không chịu chụp chiếu gì cả!
Y, BS khổ trong những ca trực, còn người thân của… ma men khổ cả đời. Như trường hợp của ông N.V.D, ở Long An nói trên, vợ ông cho biết: “Tuần ổng nhậu hết 3 bữa, nay bị tai nạn, gom mượn được 5 triệu đồng, chi phí BV tuyến trước, chuyển viện, chụp CT hết 2 triệu, còn 3 triệu không biết lo được đến đâu?”. Chị B.T, vợ của ông N.V.N, Q.4, TP.HCM, khi nghe chồng bị TNGT là lúc trong túi chỉ còn 500 ngàn đồng tiền mặt. Chị đành ký giấy nợ BV để tiêm thuốc, chụp chiếu, xét nghiệm, và làm tiểu phẫu cho chồng. “Đó là chưa nói, nhiều trường hợp say xỉn bị TNGT tử vong, hoặc còn sống nhưng nằm một chỗ, bị di chứng làm khổ gia đình, vợ con cả đời”, BS Trương Thế Hiệp - Phó khoa Cấp cứu BV Chợ Rẫy ngao ngán nói.
Tăng cường phòng chống uống rượu, bia khi lái xe
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chọn 10 quốc gia xảy ra nhiều TNGT, trong đó có VN để hỗ trợ triển khai chương trình “Tăng cường an toàn giao thông và phòng chống uống rượu, bia khi lái xe”. Đến cuối tháng 8 vừa qua, chương trình được tiến hành tròn 1 năm. Năm đầu thực hiện tại hai tỉnh Hà Nam và Ninh Bình, số liệu thu thập từ các BV tại hai tỉnh này cho thấy, có khoảng 23% số ca bị TNGT có nồng độ cồn trong máu vượt mức cho phép (50 mg/dl máu với người đi mô tô/xe gắn máy; và 0 mg/dl máu đối với người điều khiển phương tiện cơ giới khác).