<TABLE style="BORDER-COLLAPSE: collapse" border=1 cellSpacing=0 cellPadding=0 width=1 align=left> <TR> <td> </TD></TR> <TR> <td align=middle>Vẫn chưa có nhiều người mua quan tâm tới tính năng 3G tích hợp trên thiết bị. </TD></TR></TABLE> |
TinMoi - Những tưởng sau hơn 5 tháng kể từ khi mạng 3G triển khai tại Việt Nam với số người dùng được “đồn thổi” lên tới 14 triệu khách hàng, thì thị trường thiết bị số hỗ trợ công nghệ này sẽ “thăng hoa”, nhưng thực tế lại không hẳn vậy. Qua khảo sát của VnMedia, số lượng, chủng loại cũng như số người dùng quan tâm tới thiết bị này vẫn còn rất ít.
“Nghèo” về số lượng và chủng loại
Theo nhận định của các chuyên gia viễn thông, 3G được coi là xu hướng tất yếu trong nhiều năm tới của các mạng viễn thông trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam. Xu thế này đã thu hút sự quan tâm của nhiều “đại gia” trong lĩnh vực sản xuất thiết bị di động như Nokia, Apple, Google, HTC, BlackBerry, Lenovo, Dell,... Bằng chứng là các hãng này liên tục tung ra các sản phẩm số tích hợp công nghệ 3G như laptop, netbook, ĐTDĐ, máy tính bảng,…
Tuy vậy, sau nhiều hào hứng và “tung hô” của các nhà mạng Việt Nam, thì thị trường thiết bị 3G trong nước vẫn tỏ ra khá trầm lắng. Vẫn chưa có dấu hiệu nào cho thấy người dùng thực sự sốt sắng với công nghệ này. Phần lớn các thiết bị 3G trên thị trường Việt Nam hiện nay là… điện thoại di động, chứ không phải là một thiết bị riêng biệt kiểu như USB 3G, hoặc các thiết bị không dây khác.
Khảo sát của phóng viên VnMedia tại một số siêu thị điện tử lớn như Trần Anh, Nguyễn Kim, PicoPlaza, và một số cửa hàng bán ĐTDĐ trên địa bàn Hà Nội cho thấy, các thiết bị tích hợp 3G hiện nay chủ yếu là các dòng ĐTDĐ cao cấp như Nokia E71, N97, Samsung B7610 OmniaPro, Sony Ericsson W995,…. Trên thị trường hiện nay đang có khoảng 100 mẫu máy ĐTDĐ tích hợp công nghệ này.
Ngoài các mẫu di động đắt tiền trên, vẫn có những sản phẩm 3G bình dân hơn, hợp với túi tiền người dùng hơn. Với số tiền trên dưới 4 triệu đồng, khách hàng có thể lựa chọn các mẫu điện thoại tích hợp 3G kết hợp với Wi-Fi như Nokia E63 (3,7 triệu đồng), Samsung B7320 OmniaPRo (4,27 triệu đồng), Samsung M5650 (4 triệu đồng), LG GT505 (3,7 triệu đồng),….
Tuy nhiên, hiện các mẫu ĐTDĐ tích hợp 3G tại các cửa hãng trên địa bàn Hà Nội cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay và chỉ có một quầy hàng bán điện thoại LG tại siêu thị PicoPlaza đặt thêm tấm biển 3G bên cạnh các mẫu máy đó, coi như là điểm nhấn nổi bật cho sản phẩm để thu hút sự chú ý của người mua.
Theo chị Hoa, nhân viên của một cửa hàng bán ĐTDĐ trên đường Chùa Bộc, Hà Nội, khách đến mua điện thoại chủ yếu quan tâm tới kiểu dáng, rồi đến giá thành, chứ ít ai hỏi máy có 3G hay không. Ngoài 2 tiêu chí này ra, chụp ảnh và nghe nhạc cũng được coi là ưu tiên hàng đầu của khách hàng.
Với mức tiền khoảng 4 triệu đồng, người dùng có thể chọn một số dòng máy tích hợp 3G với nhiều tính năng hữu ích khác. Hiện Nokia đã tung ra thị trường dòng máy Nokia 2730 với mức giá khá bình dân - 1,9 triệu đồng, được xem là mức giá thấp nhất trong số các mẫu điện thoại 3G hiện nay. Tuy nhiên, theo chị Hoa, mẫu điện thoại này không thể thực hiện được các cuộc gọi video vì chúng không trang bị camera ở mặt trước của máy.
Ngoài ĐTDĐ, trên thị trường Hà Nội cũng đã từng bày bán một số dòng laptop mini tích hợp 3G như Asus, Acer, và HP nhưng có ít người hỏi, và cũng ít người quan tâm tới việc công nghệ 3G có được tích hợp trên các sản phẩm đó hay không. Đó cũng chỉ là một vài mẫu laptop ít ỏi có 3G, còn hầu như là không có tính năng này, theo như khảo sát. Còn nếu người dùng muốn truy cập Internet qua mạng di động 3G thì vẫn phải mua thêm một chiếc USB 3G với giá trên dưới 1 triệu đồng cắm thêm vào laptop.
Vẫn mới chỉ là tiềm năng!
Do thị trường thiết bị 3G vẫn còn chưa phát triển mạnh và dường như còn khá mới mẻ với nhiều người tiêu dùng Việt Nam, nên đó cũng là một lý do khiến 3G chưa thực bùng nổ như tiềm năng vốn có của nó. Theo các chuyên gia viễn thông, khách hàng tiềm năng sử dụng 3G hiện nay chủ yếu là giới trẻ. Và vì thế, với một nước có dân số trẻ như Việt Nam thì tiềm năng phát triển 3G là rất lớn. Tuy nhiên, những người này lại không có đủ khả năng tài chính để sắm cho mình một chiếc điện thoại 3G và trang trải mức phí sử dụng dịch vụ hàng tháng.
Ngoài mức giá thiết bị 3G còn tương đối cao, người dùng còn lo ngại tới dung lượng bộ nhớ, chất lượng hình ảnh và âm thanh trên các ĐTDĐ 3G khi sử dụng các dịch vụ 3G. Tuy nhiên theo dự đoán của các chuyên gia, sắp tới thị trường Việt Nam sẽ xuất hiện hàng loạt các thiết bị số tích hợp công nghệ 3G với giá thành rẻ hơn trước rất nhiều. Đây sẽ là một “đòn bẩy” kích thích thị trường 3G Việt Nam phát triển mạnh hơn.
Ngoài ra, trong thời gian vừa qua, hai đại gia di động Mobifone và Viettel đã tuyên bố giảm giá cước 3G với giá “cực sốc” cho người tiêu dùng. Chẳng hạn, MobiFone công bố giảm mạnh giá cước 3G từ 30-50% cho nhiều dịch vụ. Cụ thể, từ tháng 3 đến hết ngày 30/6, tất cả khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ Mobile Internet gói cước Surf7 và Surf30 sẽ được giảm 50% cước thuê bao xuống chỉ còn 40.000 đồng/tháng và 150.000 đồng/tháng.
Còn với dịch vụ Mobile TV, khách hàng đăng ký sử dụng gói cước TV7 và TV30 sẽ được giảm 30%, tức là từ 10.000 đồng và 32.000 đồng/tháng trong thời gian khuyến mại. Ngoài ra, trong nhóm thuê bao là học sinh, sinh viên, MobiFone còn thực hiện cho chuyển đổi tất cả các ưu đãi miễn phí về cước GPRS trong gói Q-Teen và Q-Student sang các ưu đãi về miễn phí cước sử dụng 3G theo tháng để kích thích nhóm khách hàng này sử dụng dịch vụ 3G. Còn đại gia Vinaphone cũng cho biết sẽ giảm giá cước các dịch vụ 3G trong thời gian tới.
Cùng với việc giảm giá cước các dịch vụ 3G của các nhà mạng và sự khởi sắc của thị trường thiết bị 3G trong thời gian tới, hy vọng sẽ có nhiều tín hiệu đáng mừng cho việc thúc đẩy sự phát triển 3G tại Việt Nam.
“Nghèo” về số lượng và chủng loại
Theo nhận định của các chuyên gia viễn thông, 3G được coi là xu hướng tất yếu trong nhiều năm tới của các mạng viễn thông trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam. Xu thế này đã thu hút sự quan tâm của nhiều “đại gia” trong lĩnh vực sản xuất thiết bị di động như Nokia, Apple, Google, HTC, BlackBerry, Lenovo, Dell,... Bằng chứng là các hãng này liên tục tung ra các sản phẩm số tích hợp công nghệ 3G như laptop, netbook, ĐTDĐ, máy tính bảng,…
Tuy vậy, sau nhiều hào hứng và “tung hô” của các nhà mạng Việt Nam, thì thị trường thiết bị 3G trong nước vẫn tỏ ra khá trầm lắng. Vẫn chưa có dấu hiệu nào cho thấy người dùng thực sự sốt sắng với công nghệ này. Phần lớn các thiết bị 3G trên thị trường Việt Nam hiện nay là… điện thoại di động, chứ không phải là một thiết bị riêng biệt kiểu như USB 3G, hoặc các thiết bị không dây khác.
Khảo sát của phóng viên VnMedia tại một số siêu thị điện tử lớn như Trần Anh, Nguyễn Kim, PicoPlaza, và một số cửa hàng bán ĐTDĐ trên địa bàn Hà Nội cho thấy, các thiết bị tích hợp 3G hiện nay chủ yếu là các dòng ĐTDĐ cao cấp như Nokia E71, N97, Samsung B7610 OmniaPro, Sony Ericsson W995,…. Trên thị trường hiện nay đang có khoảng 100 mẫu máy ĐTDĐ tích hợp công nghệ này.
Ngoài các mẫu di động đắt tiền trên, vẫn có những sản phẩm 3G bình dân hơn, hợp với túi tiền người dùng hơn. Với số tiền trên dưới 4 triệu đồng, khách hàng có thể lựa chọn các mẫu điện thoại tích hợp 3G kết hợp với Wi-Fi như Nokia E63 (3,7 triệu đồng), Samsung B7320 OmniaPRo (4,27 triệu đồng), Samsung M5650 (4 triệu đồng), LG GT505 (3,7 triệu đồng),….
Tuy nhiên, hiện các mẫu ĐTDĐ tích hợp 3G tại các cửa hãng trên địa bàn Hà Nội cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay và chỉ có một quầy hàng bán điện thoại LG tại siêu thị PicoPlaza đặt thêm tấm biển 3G bên cạnh các mẫu máy đó, coi như là điểm nhấn nổi bật cho sản phẩm để thu hút sự chú ý của người mua.
Theo chị Hoa, nhân viên của một cửa hàng bán ĐTDĐ trên đường Chùa Bộc, Hà Nội, khách đến mua điện thoại chủ yếu quan tâm tới kiểu dáng, rồi đến giá thành, chứ ít ai hỏi máy có 3G hay không. Ngoài 2 tiêu chí này ra, chụp ảnh và nghe nhạc cũng được coi là ưu tiên hàng đầu của khách hàng.
Với mức tiền khoảng 4 triệu đồng, người dùng có thể chọn một số dòng máy tích hợp 3G với nhiều tính năng hữu ích khác. Hiện Nokia đã tung ra thị trường dòng máy Nokia 2730 với mức giá khá bình dân - 1,9 triệu đồng, được xem là mức giá thấp nhất trong số các mẫu điện thoại 3G hiện nay. Tuy nhiên, theo chị Hoa, mẫu điện thoại này không thể thực hiện được các cuộc gọi video vì chúng không trang bị camera ở mặt trước của máy.
Ngoài ĐTDĐ, trên thị trường Hà Nội cũng đã từng bày bán một số dòng laptop mini tích hợp 3G như Asus, Acer, và HP nhưng có ít người hỏi, và cũng ít người quan tâm tới việc công nghệ 3G có được tích hợp trên các sản phẩm đó hay không. Đó cũng chỉ là một vài mẫu laptop ít ỏi có 3G, còn hầu như là không có tính năng này, theo như khảo sát. Còn nếu người dùng muốn truy cập Internet qua mạng di động 3G thì vẫn phải mua thêm một chiếc USB 3G với giá trên dưới 1 triệu đồng cắm thêm vào laptop.
Vẫn mới chỉ là tiềm năng!
Do thị trường thiết bị 3G vẫn còn chưa phát triển mạnh và dường như còn khá mới mẻ với nhiều người tiêu dùng Việt Nam, nên đó cũng là một lý do khiến 3G chưa thực bùng nổ như tiềm năng vốn có của nó. Theo các chuyên gia viễn thông, khách hàng tiềm năng sử dụng 3G hiện nay chủ yếu là giới trẻ. Và vì thế, với một nước có dân số trẻ như Việt Nam thì tiềm năng phát triển 3G là rất lớn. Tuy nhiên, những người này lại không có đủ khả năng tài chính để sắm cho mình một chiếc điện thoại 3G và trang trải mức phí sử dụng dịch vụ hàng tháng.
Ngoài mức giá thiết bị 3G còn tương đối cao, người dùng còn lo ngại tới dung lượng bộ nhớ, chất lượng hình ảnh và âm thanh trên các ĐTDĐ 3G khi sử dụng các dịch vụ 3G. Tuy nhiên theo dự đoán của các chuyên gia, sắp tới thị trường Việt Nam sẽ xuất hiện hàng loạt các thiết bị số tích hợp công nghệ 3G với giá thành rẻ hơn trước rất nhiều. Đây sẽ là một “đòn bẩy” kích thích thị trường 3G Việt Nam phát triển mạnh hơn.
Ngoài ra, trong thời gian vừa qua, hai đại gia di động Mobifone và Viettel đã tuyên bố giảm giá cước 3G với giá “cực sốc” cho người tiêu dùng. Chẳng hạn, MobiFone công bố giảm mạnh giá cước 3G từ 30-50% cho nhiều dịch vụ. Cụ thể, từ tháng 3 đến hết ngày 30/6, tất cả khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ Mobile Internet gói cước Surf7 và Surf30 sẽ được giảm 50% cước thuê bao xuống chỉ còn 40.000 đồng/tháng và 150.000 đồng/tháng.
Còn với dịch vụ Mobile TV, khách hàng đăng ký sử dụng gói cước TV7 và TV30 sẽ được giảm 30%, tức là từ 10.000 đồng và 32.000 đồng/tháng trong thời gian khuyến mại. Ngoài ra, trong nhóm thuê bao là học sinh, sinh viên, MobiFone còn thực hiện cho chuyển đổi tất cả các ưu đãi miễn phí về cước GPRS trong gói Q-Teen và Q-Student sang các ưu đãi về miễn phí cước sử dụng 3G theo tháng để kích thích nhóm khách hàng này sử dụng dịch vụ 3G. Còn đại gia Vinaphone cũng cho biết sẽ giảm giá cước các dịch vụ 3G trong thời gian tới.
Cùng với việc giảm giá cước các dịch vụ 3G của các nhà mạng và sự khởi sắc của thị trường thiết bị 3G trong thời gian tới, hy vọng sẽ có nhiều tín hiệu đáng mừng cho việc thúc đẩy sự phát triển 3G tại Việt Nam.