Trước nhiều ý kiến bức xúc của các nhà cung cấp dịch vụ nội dung trên SMS (CP) về việc từ 1/1/2009 Viettel Telecom đơn phương áp đặt hình thức phân chia doanh thu dịch vụ SMS mới trong khi vẫn chậm thanh toán cả quý IV năm 2008, ngày 26/3 vừa qua, Viettel đã tổ chức cuộc họp với các CP để trao đổi và giải quyết các vấn đề này.
Tại buổi làm việc do Phó Tổng giám đốc Viettel Nguyễn Mạnh Hùng trực tiếp đối thoại với đại diện 40 nhà cung cấp dịch vụ nội dung SMS, những vấn đề bức xúc của các CP lần lượt được đưa ra "mổ xẻ".
Ông Nguyễn Mạnh Hà, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần VMG, đại diện cho Câu lạc bộ các CP trên toàn quốc, kiến nghị hai bên cần phải đàm phán trước khi quyết định thay đổi phương án phân chia doanh thu, chứ không thể triển khai đơn phương một cách áp đặt như Viettel Telecom đang tiến hành đối soát từ tháng 1/2009 và ép các CP phải theo, CP nào không đồng ý thì không được thực hiện đối soát để chia doanh thu.
Ngoài ra, các CP cũng cho rằng, việc một nhân viên phòng VAS của Viettel Telecom gửi email thông báo tới toàn bộ các CP cũng thể hiện sự thiếu tôn trọng đối tác. Kể cả khi đơn phương thông báo thay đổi chính sách, Viettel Telecom cũng cần gửi công văn có chữ ký, con dấu một cách chính thống chứ không thể chỉ cho nhân viên thông báo qua email.
Tiếp theo, phía các CP đề nghị Viettel Telecom giải thích lý do vì sao mạng di động này đòi nâng tỉ lệ ăn chia lên cao gấp đôi, trong khi các CP vẫn đang chấp nhận phương án chia sẻ khuyến mại như Viettel Telecom đưa ra từ trước. Đại diện Công ty GAPIT cho rằng, nên thử tìm ra những sở cứ để hình thành một chính sách chia sẻ doanh thu mới tường minh hơn, kích cầu có lợi hơn cho cả 2 bên và có tính thuyết phục.
Đại diện của FPT cũng nêu về vấn đề thời gian thu hồi công nợ hiện tại bị kéo dài tới trên 80 ngày do Viettel Telecom trả tiền quá chậm, trong khi thời hạn theo hợp đồng chỉ là 30 ngày.
Điệp khúc "không chịu thiệt thì... nhịn"
Quay trở lại thời điểm Viettel Telecom áp dụng thử nghiệm hình thức chia đôi tài khoản thuê bao từ tháng 9/2008 và bỏ hình thức chia sẻ khuyến mại, các CP đều đã áp dụng và được tiến hành đối soát, thanh toán xong tháng 9. Tuy nhiên, có thể do thấy doanh thu được chia cho CP tăng cao hơn so với hình thức chia sẻ khuyến mại cũ, từ tháng 10/2008, Viettel Telecom lại tiếp tục áp thêm tỉ lệ chia sẻ khuyến mại từ 16 đến 20% vào các bảng đối soát nhưng không hề có thông báo nào tới các CP về sự thay đổi này.
Phản ứng trước việc phải chịu thêm 16% đến 20% chi phí khuyến mại trong khi đã áp dụng hình thức chia đôi tài khoản, phần lớn các CP đều không chịu ký vào bản đối soát phân chia doanh thu mà Viettel Telecom đưa ra. Kết quả, doanh thu 3 tháng cuối năm 2008 của các CP bị Viettel Telecom đình lại, còn doanh nghiệp nào cạn vốn thì đành chấp nhận chịu thiệt, ký bản đối soát để có tiền duy trì hoạt động.
Đến thời điểm diễn ra cuộc họp, nhiều CP cho biết, họ vẫn chưa được tiến hành đối soát 3 tháng cuối năm 2008, dù Viettel Telecom không thông báo gì về việc bắt các CP chịu thêm khoản chi phí khuyến mại 18% này.
Tựu trung, các CP đều mong muốn Viettel Telecom có quyết định cụ thể về các chính sách phân chia lợi nhuận cho những tháng đã qua chưa được thanh toán, cũng như thống nhất hình thức chia sẻ mới để các CP bớt lo lắng vì không biết công việc kinh doanh hiện tại đối với các thuê bao Viettel là lỗ hay lãi.
Chuyển từ "cửa quyền" sang cầu thị
Tuy nhiên, đại diện 40 CP tham gia cuộc họp đối thoại với Viettel Telecom hầu hết đều bất ngờ và đồng tình trước cách giải quyết sự việc khá "hào sảng" của Phó Tổng giám đốc Viettel Nguyễn Mạnh Hùng. Sau khi yêu cầu phòng VAS của Viettel Telecom giải trình về những vấn đề khiến các CP bức xúc, ông Hùng thẳng thắn thừa nhận việc gửi email thông báo thay đổi hình thức chia sẻ lợi nhuận là thiếu sót của phía Viettel.
Tại buổi làm việc do Phó Tổng giám đốc Viettel Nguyễn Mạnh Hùng trực tiếp đối thoại với đại diện 40 nhà cung cấp dịch vụ nội dung SMS, những vấn đề bức xúc của các CP lần lượt được đưa ra "mổ xẻ".
Nội dung số trên ĐTDĐ sẽ quyết định sự thành công của công nghệ 3G. Ảnh: LAD. |
Các CP "tố" Viettel Telecom
Đầu tiên là việc ngày 12/2/2009, các CP nhận được email từ một nhân viên phòng dịch vụ giá trị gia tăng (VAS) của Viettel Telecom thông báo về việc ngừng áp dụng cơ chế chia sẻ khuyến mại, đồng thời thay đổi tỉ lệ ăn chia Viettel được hưởng lên cao gấp đôi so với trước, áp dụng từ ngày 1/1/2009. Các CP kiến nghị rằng, việc Viettel Telecom đơn phương áp đặt tỉ lệ ăn chia mới khi chưa có sự trao đổi và ký phụ lục hợp đồng mới với các CP là bất hợp lý, và đề nghị giữ nguyên chính sách chia sẻ khuyến mại đến hết tháng 3 vì các phụ lục hợp đồng cũ vẫn còn giá trị.
Đầu tiên là việc ngày 12/2/2009, các CP nhận được email từ một nhân viên phòng dịch vụ giá trị gia tăng (VAS) của Viettel Telecom thông báo về việc ngừng áp dụng cơ chế chia sẻ khuyến mại, đồng thời thay đổi tỉ lệ ăn chia Viettel được hưởng lên cao gấp đôi so với trước, áp dụng từ ngày 1/1/2009. Các CP kiến nghị rằng, việc Viettel Telecom đơn phương áp đặt tỉ lệ ăn chia mới khi chưa có sự trao đổi và ký phụ lục hợp đồng mới với các CP là bất hợp lý, và đề nghị giữ nguyên chính sách chia sẻ khuyến mại đến hết tháng 3 vì các phụ lục hợp đồng cũ vẫn còn giá trị.
|
Ngoài ra, các CP cũng cho rằng, việc một nhân viên phòng VAS của Viettel Telecom gửi email thông báo tới toàn bộ các CP cũng thể hiện sự thiếu tôn trọng đối tác. Kể cả khi đơn phương thông báo thay đổi chính sách, Viettel Telecom cũng cần gửi công văn có chữ ký, con dấu một cách chính thống chứ không thể chỉ cho nhân viên thông báo qua email.
Tiếp theo, phía các CP đề nghị Viettel Telecom giải thích lý do vì sao mạng di động này đòi nâng tỉ lệ ăn chia lên cao gấp đôi, trong khi các CP vẫn đang chấp nhận phương án chia sẻ khuyến mại như Viettel Telecom đưa ra từ trước. Đại diện Công ty GAPIT cho rằng, nên thử tìm ra những sở cứ để hình thành một chính sách chia sẻ doanh thu mới tường minh hơn, kích cầu có lợi hơn cho cả 2 bên và có tính thuyết phục.
Đại diện của FPT cũng nêu về vấn đề thời gian thu hồi công nợ hiện tại bị kéo dài tới trên 80 ngày do Viettel Telecom trả tiền quá chậm, trong khi thời hạn theo hợp đồng chỉ là 30 ngày.
Điệp khúc "không chịu thiệt thì... nhịn"
Quay trở lại thời điểm Viettel Telecom áp dụng thử nghiệm hình thức chia đôi tài khoản thuê bao từ tháng 9/2008 và bỏ hình thức chia sẻ khuyến mại, các CP đều đã áp dụng và được tiến hành đối soát, thanh toán xong tháng 9. Tuy nhiên, có thể do thấy doanh thu được chia cho CP tăng cao hơn so với hình thức chia sẻ khuyến mại cũ, từ tháng 10/2008, Viettel Telecom lại tiếp tục áp thêm tỉ lệ chia sẻ khuyến mại từ 16 đến 20% vào các bảng đối soát nhưng không hề có thông báo nào tới các CP về sự thay đổi này.
Phản ứng trước việc phải chịu thêm 16% đến 20% chi phí khuyến mại trong khi đã áp dụng hình thức chia đôi tài khoản, phần lớn các CP đều không chịu ký vào bản đối soát phân chia doanh thu mà Viettel Telecom đưa ra. Kết quả, doanh thu 3 tháng cuối năm 2008 của các CP bị Viettel Telecom đình lại, còn doanh nghiệp nào cạn vốn thì đành chấp nhận chịu thiệt, ký bản đối soát để có tiền duy trì hoạt động.
Đến thời điểm diễn ra cuộc họp, nhiều CP cho biết, họ vẫn chưa được tiến hành đối soát 3 tháng cuối năm 2008, dù Viettel Telecom không thông báo gì về việc bắt các CP chịu thêm khoản chi phí khuyến mại 18% này.
Tựu trung, các CP đều mong muốn Viettel Telecom có quyết định cụ thể về các chính sách phân chia lợi nhuận cho những tháng đã qua chưa được thanh toán, cũng như thống nhất hình thức chia sẻ mới để các CP bớt lo lắng vì không biết công việc kinh doanh hiện tại đối với các thuê bao Viettel là lỗ hay lãi.
Chuyển từ "cửa quyền" sang cầu thị
Tuy nhiên, đại diện 40 CP tham gia cuộc họp đối thoại với Viettel Telecom hầu hết đều bất ngờ và đồng tình trước cách giải quyết sự việc khá "hào sảng" của Phó Tổng giám đốc Viettel Nguyễn Mạnh Hùng. Sau khi yêu cầu phòng VAS của Viettel Telecom giải trình về những vấn đề khiến các CP bức xúc, ông Hùng thẳng thắn thừa nhận việc gửi email thông báo thay đổi hình thức chia sẻ lợi nhuận là thiếu sót của phía Viettel.
Tại buổi họp báo công bố kết quả thi tuyển cấp phép 3G, Viettel là DN trúng tuyển với số điểm cao nhất và vốn đặt cọc lớn nhất, nên việc doanh nghiệp này quan tâm tới các doanh nghiệp nội dung số trên nền di động sẽ là việc tất yếu. (Ảnh: Trần Hải) |
Ông Đỗ Minh Phương, Trưởng phòng Kinh doanh Tổng Công ty Viettel, giải thích: "Mặc dù chỉ cho nhân viên đơn phương gửi email sang, nhưng phía nội bộ Viettel Telecom cũng đã họp bàn nội bộ khá gay gắt. Tuy nhiên, đây thực sự là lỗi của Viettel đã sơ suất, không có văn bản, con dấu đàng hoàng gửi tới CP. Viettel hứa sẽ không lặp lại sự cố này".
Về thời hạn thu hồi công nợ 30 ngày nhưng thường xuyên bị quá 80 ngày, ông Phương cho biết: "Viettel cũng xin rút kinh nghiệm vì hôm nay mới nghe thấy việc chậm trễ quá lâu như vậy. Từ lần sau, người làm trực tiếp thực hiện việc thanh toán của phía Viettel sẽ phải chịu trách nhiệm nếu để xảy ra thanh toán chậm trễ".
Về việc các CP thường xuyên bị chậm thanh toán do hai bên vênh nhau về con số đối soát sản lượng và chưa thống nhất được, Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty Viettel đưa ra đề xuất khá ấn tượng: "Sau 15 ngày nếu hai bên chưa đối soát xong, Viettel sẽ lấy một con số nhỏ trong 2 con số đối soát đang vênh nhau để thanh toán trước cho CP có tiền quay vòng kinh doanh, sau đó tiếp tục hoàn thiện việc đối soát và thanh toán nốt phần còn lại". Lập tức tất cả các CP đều nhất trí ủng hộ phương án chống thanh toán chậm này.
Về thời hạn thu hồi công nợ 30 ngày nhưng thường xuyên bị quá 80 ngày, ông Phương cho biết: "Viettel cũng xin rút kinh nghiệm vì hôm nay mới nghe thấy việc chậm trễ quá lâu như vậy. Từ lần sau, người làm trực tiếp thực hiện việc thanh toán của phía Viettel sẽ phải chịu trách nhiệm nếu để xảy ra thanh toán chậm trễ".
Về việc các CP thường xuyên bị chậm thanh toán do hai bên vênh nhau về con số đối soát sản lượng và chưa thống nhất được, Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty Viettel đưa ra đề xuất khá ấn tượng: "Sau 15 ngày nếu hai bên chưa đối soát xong, Viettel sẽ lấy một con số nhỏ trong 2 con số đối soát đang vênh nhau để thanh toán trước cho CP có tiền quay vòng kinh doanh, sau đó tiếp tục hoàn thiện việc đối soát và thanh toán nốt phần còn lại". Lập tức tất cả các CP đều nhất trí ủng hộ phương án chống thanh toán chậm này.
Trở lại vấn đề hầu hết các CP đều bị chậm đối soát 3 tháng cuối năm 2008 và không được thông báo về việc phải chịu thêm chi phí chia sẻ khuyến mại, ông Hùng thẳng thắn nhận định, đây là do phía phòng VAS của Viettel Telecom cố tình ép các CP nếu muốn làm thủ tục đối soát thì phải chịu tỉ lệ chia sẻ khuyến mại do Viettel áp đặt, dẫn tới việc kéo dài đến tận tháng 3/2009 vẫn chưa đối soát xong.
Trực tiếp Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty Viettel đã nói lời xin lỗi tới toàn thể các CP trong cuộc họp về việc chậm đối soát 3 tháng cuối năm 2008 này. Ông Hùng yêu cầu phòng VAS của Viettel Telecom phải lập tức thực hiện đối soát theo cơ chế phân chia doanh thu và chia sẻ khuyến mại hiện đang áp dụng cho tất cả các CP và hạn đến ngày 10/4/2009 phải thanh toán xong.
Đối với 3 tháng đầu năm 2009, ông Hùng cũng yêu cầu đến thời hạn 1/5 tới, Viettel Telecom phải thực hiện xong việc đối soát và thanh toán cho các CP. Toàn bộ các CP tham dự cuộc họp đều đồng loạt vỗ tay nhất trí trước cách xử lý kiên quyết và mạnh dạn này.
Vấn đề còn lại là từ ngày 1/4/2009, cơ chế chia sẻ lợi nhuận giữa các CP và Viettel sẽ được tính như thế nào? Ông Hùng cho rằng, hai bên nên cùng thảo luận và tìm ra hình thức phân chia lợi nhuận mới dựa trên cơ sở giá thành. Phía các CP sẽ cử ra 3 người đại diện có thẩm quyền quyết định thay cho toàn bộ các CP và đàm phán với Viettel Telecom để chốt được phương án phân chia lợi nhuận mới một cách tường minh.
Đổi lại với sự cầu thị, xử lý dứt điểm các vấn đề tồn đọng cho CP, ông Hùng cũng đưa ra phương án mạnh tay đối với các CP có hành vi spam SMS tới thuê bao di động. Theo đó, nếu CP nào sử dụng hình thức spam SMS thì dịch vụ có trong nội dung tin nhắn rác đó sẽ bị Viettel Telecom tạm cắt để xử lý. Ngoài ra, các CP nhỏ có mức doanh thu dưới 50 triệu/tháng cũng sẽ bị Viettel Telecom ngừng hợp tác. Hầu hết các CP đều thống nhất với đề xuất này từ phía Viettel.
Theo ghi nhận của VietNamNet, tính đến ngày 10/4/2009, hầu hết các CP đều đã được Viettel Telecom đối soát và thanh toán xong đúng như cam kết. Vì Viettel luôn đi trước MobiFone, VinaPhone trong việc áp dụng các chính sách phân chia doanh thu với các CP, nên đây thực sự là một tín hiệu đáng mừng đối với các nhà cung cấp dịch vụ nội dung tại Việt Nam, vốn xưa nay thường bị các nhà mạng xử ép nhưng vẫn phải ngậm bồ hòn làm ngọt vì đơn lẻ, không có được tiếng nói chung để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.
Trực tiếp Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty Viettel đã nói lời xin lỗi tới toàn thể các CP trong cuộc họp về việc chậm đối soát 3 tháng cuối năm 2008 này. Ông Hùng yêu cầu phòng VAS của Viettel Telecom phải lập tức thực hiện đối soát theo cơ chế phân chia doanh thu và chia sẻ khuyến mại hiện đang áp dụng cho tất cả các CP và hạn đến ngày 10/4/2009 phải thanh toán xong.
Đối với 3 tháng đầu năm 2009, ông Hùng cũng yêu cầu đến thời hạn 1/5 tới, Viettel Telecom phải thực hiện xong việc đối soát và thanh toán cho các CP. Toàn bộ các CP tham dự cuộc họp đều đồng loạt vỗ tay nhất trí trước cách xử lý kiên quyết và mạnh dạn này.
Vấn đề còn lại là từ ngày 1/4/2009, cơ chế chia sẻ lợi nhuận giữa các CP và Viettel sẽ được tính như thế nào? Ông Hùng cho rằng, hai bên nên cùng thảo luận và tìm ra hình thức phân chia lợi nhuận mới dựa trên cơ sở giá thành. Phía các CP sẽ cử ra 3 người đại diện có thẩm quyền quyết định thay cho toàn bộ các CP và đàm phán với Viettel Telecom để chốt được phương án phân chia lợi nhuận mới một cách tường minh.
Đổi lại với sự cầu thị, xử lý dứt điểm các vấn đề tồn đọng cho CP, ông Hùng cũng đưa ra phương án mạnh tay đối với các CP có hành vi spam SMS tới thuê bao di động. Theo đó, nếu CP nào sử dụng hình thức spam SMS thì dịch vụ có trong nội dung tin nhắn rác đó sẽ bị Viettel Telecom tạm cắt để xử lý. Ngoài ra, các CP nhỏ có mức doanh thu dưới 50 triệu/tháng cũng sẽ bị Viettel Telecom ngừng hợp tác. Hầu hết các CP đều thống nhất với đề xuất này từ phía Viettel.
Theo ghi nhận của VietNamNet, tính đến ngày 10/4/2009, hầu hết các CP đều đã được Viettel Telecom đối soát và thanh toán xong đúng như cam kết. Vì Viettel luôn đi trước MobiFone, VinaPhone trong việc áp dụng các chính sách phân chia doanh thu với các CP, nên đây thực sự là một tín hiệu đáng mừng đối với các nhà cung cấp dịch vụ nội dung tại Việt Nam, vốn xưa nay thường bị các nhà mạng xử ép nhưng vẫn phải ngậm bồ hòn làm ngọt vì đơn lẻ, không có được tiếng nói chung để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.
- Bình Minh