» Thời Sự » Võ Chí Công, một đời nghe dân


You are not connected. Please login or register

Võ Chí Công, một đời nghe dân

Go down  Message [Page 1 of 1]

1Võ Chí Công, một đời nghe dân Empty Võ Chí Công, một đời nghe dân Sat Sep 10, 2011 5:08 am

unicorn_90

unicorn_90
Thành Viên
Thành Viên

Tháng 3-1926, ở Sài Gòn diễn ra một sự kiện trọng đại:
đám tang chí sĩ Phan Châu Trinh. Một trăm nghìn người dự tang lễ, trong
khi dân số ba thành phố Sài Gòn, Chợ Lớn và Gia Định bấy giờ cộng lại
không đến ba trăm nghìn người.


Võ Chí Công, một đời nghe dân ImageView
Ông Võ Chí Công vui mừng ngồi lại trên chiếc giường trong căn nhà
làm việc của mình tại khu di tích căn cứ Trung ương cục miền Nam ngay
trong ngày khánh thành 28-4-1994 ở khu rừng Rùm Đuôn, xã Tân Lập, huyện
Tân Biên, tỉnh Tây Ninh - Ảnh: N.C.T.



Ngoài ra còn có mặt đại biểu hầu hết các tỉnh trong cả
nước, sau đó lại trở về địa phương mình tổ chức lễ truy điệu, biến sự
kiện chính trị xã hội này thành một quốc tang vĩ đại, do toàn dân rùng
rùng đứng lên tự tổ chức, mà Nguyễn Ái Quốc đã mô tả là chưa từng thấy
trong lịch sử nước Nam.

Trong lễ truy điệu tại thị xã Tam Kỳ, có một thanh niên
từ một thôn nhỏ nay thuộc xã Tam Xuân bên phía nam sông, vượt sông sang
dự. Bị chấn động sâu sắc vì cái chết của nhà ái quốc lừng danh, anh đã
đi đến một quyết định lớn: dấn thân lên đường cách mạng, hiến cả cuộc
đời mình từ nay cho sự nghiệp dân tộc.

Người thanh niên ấy tên là Võ Toàn, hơn nửa thế kỷ sau là Võ Chí Công, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Võ Toàn tham gia phong trào cộng sản đúng vào lúc Tỉnh
ủy Cộng sản Quảng Nam bị chính quyền Pháp khủng bố ác liệt, đánh tan.
Ông tự mình len lỏi bắt liên lạc, khôi phục cơ sở, lần hồi lập lại tỉnh
ủy, phát triển lại phong trào. Về sau tính cách này trở thành một đặc
điểm sẽ xuyên suốt trong cả cuộc đời cách mạng của ông: quyết đoán, kiên
định, sáng tạo, dám làm, dám chịu trách nhiệm trong những tình huống
khó khăn và quyết định.

Cách mạng Tháng Tám 1945, khác với chủ trương chung tấn
công trước tiên vào nông thôn, cuối cùng mới nhằm vào thành thị, nhanh
nhạy nhận định tình hình, kịp thời nắm thời cơ, ông quyết định đánh ngay
vào tỉnh lỵ Hội An, sau đó mới nhanh chóng lan về nông thôn, biến Quảng
Nam trở thành tỉnh khởi nghĩa thành công sớm nhất trong toàn quốc.

Năm 1959, giữa đêm đen chìm đắm trong khủng bố ác liệt
của địch, khi quần chúng ở Trà Bồng uất ức nổi dậy, trong lúc nhiều
người còn e sợ một cuộc vùng lên cô lập sẽ dễ bị tiêu diệt, ông là người
cương quyết ủng hộ, ráo riết chỉ đạo chuyển miền núi Quảng Ngãi, Quảng
Nam thành chiến khu chống địch, thành cuộc khởi nghĩa sớm nhất ở Nam
Trung bộ, từ đó đưa cuộc kháng chiến ở đây phát triển đến thắng lợi cuối
cùng. Bằng chủ trương và hành động quyết liệt đó, ông là một trong
những người tham gia thiết kế nghị quyết 15 nổi tiếng.

Xuân Mậu Thân 1968, đánh Đà Nẵng đến ngày thứ bảy, ông
nhận định cuộc tập kích chiến lược đã hoàn thành, quyết đoán chuyển lực
lượng về dọn sạch hậu phương miền núi và củng cố nông thôn, tránh được
tổn thất nặng khi địch phản kích điên cuồng sau đó.

Xuân 1975, sau đòn hiểm Buôn Ma Thuột, nhanh chóng theo
dõi và nhận ra dấu hiệu địch bỏ Tây nguyên, ông đề nghị đánh ngay Đà
Nẵng và cực kỳ khẩn trương, thần tốc tổ chức lực lượng tại chỗ phối hợp
với chủ lực trung ương tấn công căn cứ hải lục không quân khổng lồ này
của địch, góp phần tạo một bước ngoặt quyết định đưa đến toàn thắng lịch
sử 30 tháng 4, giải phóng hoàn toàn miền Nam.

Hòa bình, ở cương vị rất cao, người ta thường thấy ông
là người ít nói, nhưng khi đứng trước những câu hỏi lớn của đời sống thì
vẫn là Võ Chí Công ấy, quyết đoán, sáng tạo, dám làm, dám chịu trách
nhiệm. Ông là người ủng hộ “khoán chui”, đưa đến sự giải phóng có tính
quyết định lực lượng sản xuất, làm thay đổi cơ bản cục diện đang bế tắc
của xã hội, một lần nữa ông lại đứng về phía thực tiễn, về phía dân, góp
phần tạo nên bước vượt thoát ngoạn mục của đất nước, đưa đến thời kỳ
bùng lên mạnh mẽ được gọi là “Đổi mới”.

May mắn được gần ông trong chiến tranh và thường xuyên
lắng theo từ bước đi của ông trong hòa bình, tôi nhận ra ở người lãnh
đạo giản dị mà sâu sắc đó một chân lý mà ông đinh ninh, như có lần ông
nói với cán bộ thân cận của mình khi nghị quyết 10 nổi tiếng về khoán
trong nông nghiệp được khẳng định, đại ý: “Nghiệm ra khi có chủ trương
của Đảng ở trên mà bên dưới quần chúng cứ xôn xao không chịu, thì rồi
cuối cùng Đảng phải nghe theo và cách mạng thắng lợi!”.

Con người ấy luôn tin rằng sáng tạo trong cách mạng và
trong đời sống bao giờ cũng là dân, bởi vì chỉ có dân mới là thực tiễn,
là đời sống thực đang vận động, và Đảng giỏi là khi Đảng biết nghe dân.
Đảng sáng tạo là vì Đảng nghe được dân, tổng kết được ý chí và trải
nghiệm của dân để chỉ đạo lại đời sống.

Ra đi hôm nay, bài học lớn ông để lại cho chúng ta là
bài học về dân. Suốt đời con người cực kỳ quả cảm ấy chỉ có một nỗi sợ
mất dân. Gần dân, luôn gắn với dân, nghe dân, học dân, tin dân, luôn dựa
vào dân thì khó khăn mấy rồi cũng vượt qua được và làm cho đất nước,
dân tộc đứng vững, phát triển trước mọi thách thức.

Back to top  Message [Page 1 of 1]

Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum