» Thùng Rác » Đi về đâu âm nhạc tuổi teen?


You are not connected. Please login or register

Đi về đâu âm nhạc tuổi teen?

Go down  Message [Page 1 of 1]

1Đi về đâu âm nhạc tuổi teen? Empty Đi về đâu âm nhạc tuổi teen? Sun Oct 09, 2011 4:25 pm

duongvanluong12

duongvanluong12
Thành Viên
Thành Viên

Không biết từ bao giờ công chúng yêu âm nhạc Việt Nam và giới nghệ sĩ đã
đặt ra những cụm từ để chỉ về tính chất hoặc thời gian xuất hiện của
các dòng nhạc như: Nhạc tiền chiến, nhạc đỏ, nhạc xanh, nhạc “sến”, nhạc
“Trịnh”... Mấy năm trở lại đây rộ lên một dòng nhạc dành cho tuổi teen.

Chất lượng nhạc teen

Âm
nhạc dành cho tuổi teen có công chúng đông đảo là những công dân thuộc
thế hệ cuối của 8X và 9X . Công bằng mà nói, “gu” âm nhạc teen đã “văn
minh” hơn thế hệ đàn anh 8X. Nhưng nghe dòng nhạc này vẫn thấy “váng
vất” âm hưởng âm nhạc Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc.

Nhạc teen
là nhạc dành cho lứa tuổi học trò chuẩn bị trở thành người lớn. Một số
ca khúc sáng tác cho lứa tuổi này đã được các thế hệ đi trước hát rất
nhiều như: Phượng hồng (Vũ Hoàng - Đỗ Trung Quân), Ngày xưa Hoàng Thị
(Phạm Duy - Phạm Thiên Thư), Tháng sáu mùa thi (Nguyễn Văn Hiên), Cô bé
soi gương (Thế Hiển).

Mấy năm trở lại đây, xuất hiện ngày càng nhiều “sáng tác gia” nghiệp dư và những ca sĩ nửa mùa.

Phần
lớn các ca khúc nhạc teen thời nay được viết “tốc hành”, cấu trúc lủng
củng, giai điệu nghèo nàn, gượng ép, ca từ trống rỗng, tối nghĩa, không
nói lên được những hoài bão của tuổi trẻ. Nhiều ca khúc mà ca từ rất
nhiều từ ô ô, hê hê, la la... là chính. Rất ít ca khúc có kỹ thuật và
tính thẩm mỹ, dẫn đến phần hòa âm rất nghèo nàn. Một số bài có phần hát
bè thì rất “chối tai”. Điều này cũng dễ hiểu vì lứa tuổi mới lớn còn
thiếu vốn sống, nếu có được đào tạo bài bản ở các trường âm nhạc chuyên
nghiệp thì mới chỉ tốt nghiệp trung cấp nên kỹ thuật viết nhạc còn thiếu
và yếu. Nếu định đầu tư cho ca khúc của mình thì cũng chưa biết bắt đầu
từ đâu. Có thể chia nhạc teen thành nhiều dạng:

- Dạng đầu tiên
phần giai điệu (melody) hao hao giống nhạc Hàn Quốc, Thái Lan, Hồng Kông
hoặc là “giai điệu quốc tế chế lời Việt”...

- Dạng thứ hai có
nội dung như truyện cổ tích dành cho tuổi mới lớn với những công chúa
bong bóng, hoàng tử, cô gái Trung Hoa, ngôi nhà hoa hồng, chiếc hài Lọ
lem... Ca từ dễ thương, tự nhiên, dễ nhớ.

Một kiểu viết gây sốc
từ giai điệu đến ca từ như: “Có cô nàng đi trên phố/ Bỗng gặp một thằng
lưu manh/ Quyết giật giỏ sách của cô/Tôi tung cú đá ...” (trích trong
Trái tim siêu nhân Gao). Người nghe cứ tưởng đó là bài hát minh họa một
màn săn bắt cướp cho phim truyền hình?!

Người ta còn đặt tên cho
một số ca khúc và nội dung được gọi là “nhạc chế” của nhiều bản nhạc
nhảm nhí như: Công chúa hôi nách, Đi chơi vỡ đầu, Vấp cục đá, Chuyện
tình chuồng trâu, Chuột yêu gạo... Nhiều ca khúc khác lại có tên hoặc
nội dung rất “hàng quán”: Chàng baby Milo, Tiệm bánh dâu tây, Kẹo bông
gòn, Thỏ con chiên bánh...

Ca từ của nhiều ca khúc sai chính tả
đến khó chịu và phản cảm. Viết sai chính tả hiện là một mốt ngôn ngữ của
cư dân mạng như: Yêu em nhìu nhìu (nhiều nhiều) mà nhận được j (gì)
đâu?, cuộc tình đui (đôi) ta zờ (giờ) thế thôi... Hay dở Tây dở ta như:
Trông từ xa rất xa một cô bé rất cool/ Bước bên cạnh em là một chàng
trai rất teen...” hay ngây ngô : “Lùn y như quả nấm (ờ!), tròn y như quả
bóng (uhm), mà sao em vẫn làm (sao?), lòng anh như muốn yêu”... (Nấm
lùn di động).

Phong cách và trang phục

Thời gian qua, hình
ảnh các ngôi sao ngoại quốc xuất hiện đầy rẫy trên màn ảnh tivi và cả
trên các báo, trở thành thần tượng cho nhiều ca sĩ. Hâm mộ thần tượng,
các ca sĩ nhạc teen thi nhau bắt chước từ đầu tóc đến trang phục lẫn
phong cách diễn và cả cách đặt “nghệ danh”.

Một loạt nghệ danh
Tàu như: Ưng Hoàng Phúc, Quách Thành Danh, Lương Bích Hữu, Ngô Kiến Huy,
Thiên Quốc, Vy Oanh, Đại Nhân, Hòa Mi, Đông Nhi, Khổng Tú Quỳnh... Rồi
nghệ danh Hàn Quốc hay nghệ danh Tây: The Men,Tim, nhóm X.Men, nhóm
Honey, Lil’ Knight...

Gần đây xuất hiện ca sĩ Wanbi là một
người Việt nhưng có tên gọi, âm đọc khá giống với ngôi sao Hàn Quốc
Wonbin rất quen thuộc với khán giả Việt Nam. Ngoài việc dán cho mình cái
tên Wanbi, nam ca sĩ này còn có kiểu trang phục, đầu tóc cũng rất...
Hàn Quốc.

Cách thể hiện ca khúc có rất nhiều điều phải nói. Nam
ca sĩ uốn giọng cho khàn khàn, hơi nhão nhão theo kiểu hụt hơi, không
thì lơ lớ giống... người Tây nói tiếng ta. Các cô gái thì giọng phải
“chảy nước”, nếu không thì nũng nịu, uốn éo. Rất nhiều ca sĩ sử dụng kỹ
thuật âm thanh làm méo tiếng một vài chỗ trong ca khúc và cho đó là
“chất riêng”! Không tròn vành rõ chữ là điều tối kỵ trong kỹ thuật thanh
nhạc. Hát mà không rõ lời thì người nghe làm sao hiểu được nội dung ca
khúc?

Nhiều ca sĩ chú ý tập nhảy và chú trọng vũ đạo hơn là luyện
thanh. Phần clip minh họa cho ca khúc thì rập khuôn, đâu đâu cũng thấy
cảnh yêu nhau, sau đó mất trí hoặc hai tình địch choảng nhau vì một cô
gái và nhiều cảnh rất kích động bạo lực... Hướng ngoại để học hỏi là
việc nên làm. Song “copy” y nguyên hay tiếp thụ không chọn lọc khiến cho
từ tên ca sĩ đến trang phục và phong cách hao hao giống nhau, hóa nhàm
chán.

Bên cạnh những cái chưa được của âm nhạc dành cho tuổi teen
thì cũng có những ca khúc đáng được hoan nghênh như: Tình yêu diệu kỳ,
Bảy sắc cầu vồng, Cánh đồng tuyết, Mùa lá bay, Một giấc mơ, Vẫn mãi yêu
em...

Nhu cầu của ca sĩ và khán giả trẻ muốn hướng tới ca khúc
mới có nội dung, tiết tấu phù hợp với cuộc sống hiện tại là đương
nhiên. Không thể phủ nhận sự lôi cuốn của nhạc teen với giới trẻ. Nhưng
để nhạc teen phát triển lành mạnh, cần dành những sân chơi riêng cho lứa
tuổi teen như một số đài truyền hình đã làm.

Về lâu dài, cần có
những cuộc vận động sáng tác âm nhạc cho tuổi teen được sự tổ chức của
các đơn vị truyền thông kết hợp với Hội Nhạc sĩ Việt Nam và các cơ quan
quản lý văn hóa. Song song với đó là sự giáo dục âm nhạc trong các
trường tiểu học và trung học cơ sở cũng cần được đổi mới để bắt nhịp
cùng thời đại. Nếu không dòng nhạc này sẽ rất dễ bị đào thải “hụt hơi”
sáng nở tối tàn.

Sáng tác ca khúc cho tuổi mới lớn là rất khó.
Nó đòi hỏi người nhạc sĩ phải có tâm hồn trẻ trung và nắm bắt được
những tâm tư tình cảm, ngôn ngữ của lứa tuổi này. Nếu cứ sáng tác theo
hình tượng cánh diều, bờ đê, cây đa, con trâu, cầu tre... và suy tư của
nhiều năm về trước thì không ổn bởi khán giả trẻ sẽ không nghe, thậm
chí một số em còn không hiểu Đi về đâu âm nhạc tuổi teen? 422616981

Back to top  Message [Page 1 of 1]

Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum