Sau nhiều thông tin được rò rỉ trước đó, cuối cùng bộ đôi máy ảnh Cyber-shot QX10 và QX100 cũng đã chính thức trình làng tại IFA 2013 năm nay.
Cảm nhận ban đầu là thiết kế của hai máy ảnh này lớn do phải dồn toàn bộ thiết kế vi mạch, pin, cụm cảm biến và ống kính vào trong một khối hình trụ duy nhất. Chiếc máy ảnh Cyber-shot QX10 có thiết kế gọn gàng hơn nhờ sử dụng cảm biến Exmor R 18.2 MP kích thước 1/2.3" và ống kính G zoom quang học 10X (25-250mm). Trong khi đó, QX100 thì lớn hơn khá nhiều bởi nó được trang bị cảm biến 20.2 MP kích thước 1", ống kính 28-100mm f/1.8-4.9.
Thiết kế của hai ống kính đều có dạng hình trụ tròn, phần gắn tripod giống với máy ảnh có thiết kế dẹp một chút để máy có thể được đặt cân bằng trên một mặt phẳng. Với cần gạt zoom và nút chụp riêng biệt, bạn hoàn toàn có thể mở máy ảnh lên và chụp 'mù'. Có thể hiểu là máy sẽ lưu ảnh vào thẻ nhớ microSD/M2 nhưng không thể hiển thị do thiết kế không có màn hình.
Sở dĩ QX10 và QX100 có thiết kế dày là do toàn bộ phần vi mạch, pin phải được nằm gọn trong một thiết kế hình trụ tròn. Nếu như máy ảnh bỏ túi thì phần vi mạch, pin, flash... nằm ở bên cạnh cụm ống kính và cảm biến thì ở đây nó gói gọn lại thành một cụm giống lon sữa đặc. Bạn sẽ thấy nó khá lớn và dày, do mỗi máy QX đều kèm theo một giá kẹp và bất kì chiếc máy ảnh nào. Nếu tháo phần này ra thì sẽ mỏng hơn một chút nhưng không đáng kể. Pin và thẻ nhớ nằm phía sau, đối diện với phần ống kính.
Đối với điện thoại có NFC như Xperia Z1, ống kính mất khoảng 3-5 giây để nhận kết nối (tuỳ thuộc vào môi trường) thông qua Wi-Fi Direct. Hoặc bạn có thể mở máy và truy cập trực tiếp vào phần mềm PlayMemories Mobile để chọn máy ảnh QX10/QX100 đang sử dụng (đã kết nối).
Riêng với các dòng máy không hỗ trợ NFC, hai máy ảnh sẽ tự phát Wi-Fi, trên máy sẽ có phần thông tin về điểm truy cập không dây và password để bạn kết nối với điện thoại như iPhone, một số máy Android không hỗ trợ NFC.
Qua thử nghiệm, việc kết nối dữ liệu từ điện thoại đến máy ảnh sẽ có độ trễ nhất định. Tất nhiên là sẽ chỉ trong chớp mắt chứ không khựng khoảng 0.5-1 giây như máy ảnh Cyber-shot có Wi-Fi như WX80. Hệ thống điều khiển của máy cực kì đơn giản vì bạn sẽ không có nhiều các tuỳ chọn chụp ảnh như P/A/S/M mà chỉ có hai chế độ chụp ảnh và quay phim, tuỳ chọn các thông số chụp như lấy nét, kích thước ảnh. Với việc thử nghiệm hàm API cho các lập trình viên, rất có thể tương lai hệ thống điều khiển này sẽ bổ sung nhiều tính năng hơn như ISO, cân bằng trắng, đo sáng, tốc độ chụp...
Như vậy, QX10 giải quyết được vấn đề chụp ảnh và zoom 10X, còn QX100 thì đáp ứng chất lượng ảnh với cảm biến lớn. Tuy nhiên bạn chưa thể chụp phơi sáng, bắt tốc độ chuyển động rất cao, chụp thác nước... do không thể can thiệp khẩu độ, tốc độ, ISO... Dù sao thì đây cũng là khởi đầu cho một chiếc máy ảnh đơn giản, ý tưởng thú vị, dùng được nhiều điện thoại khác nhau trong thời buổi chụp ảnh và chia sẻ như hiện nay.
– / 20
Hình 1
Hình 2
Hình 3
Hình 4
Hình 5
Hình 6
Hình 7
Hình 8
Hình 9
Hình 10
Hình 11
Hình 12
Hình 13
Hình 14
Hình 15
Hình 16
Hình 17
Hình 18
Hình 19
Hình 20
Cảm nhận ban đầu là thiết kế của hai máy ảnh này lớn do phải dồn toàn bộ thiết kế vi mạch, pin, cụm cảm biến và ống kính vào trong một khối hình trụ duy nhất. Chiếc máy ảnh Cyber-shot QX10 có thiết kế gọn gàng hơn nhờ sử dụng cảm biến Exmor R 18.2 MP kích thước 1/2.3" và ống kính G zoom quang học 10X (25-250mm). Trong khi đó, QX100 thì lớn hơn khá nhiều bởi nó được trang bị cảm biến 20.2 MP kích thước 1", ống kính 28-100mm f/1.8-4.9.
Thiết kế của hai ống kính đều có dạng hình trụ tròn, phần gắn tripod giống với máy ảnh có thiết kế dẹp một chút để máy có thể được đặt cân bằng trên một mặt phẳng. Với cần gạt zoom và nút chụp riêng biệt, bạn hoàn toàn có thể mở máy ảnh lên và chụp 'mù'. Có thể hiểu là máy sẽ lưu ảnh vào thẻ nhớ microSD/M2 nhưng không thể hiển thị do thiết kế không có màn hình.
Sở dĩ QX10 và QX100 có thiết kế dày là do toàn bộ phần vi mạch, pin phải được nằm gọn trong một thiết kế hình trụ tròn. Nếu như máy ảnh bỏ túi thì phần vi mạch, pin, flash... nằm ở bên cạnh cụm ống kính và cảm biến thì ở đây nó gói gọn lại thành một cụm giống lon sữa đặc. Bạn sẽ thấy nó khá lớn và dày, do mỗi máy QX đều kèm theo một giá kẹp và bất kì chiếc máy ảnh nào. Nếu tháo phần này ra thì sẽ mỏng hơn một chút nhưng không đáng kể. Pin và thẻ nhớ nằm phía sau, đối diện với phần ống kính.
Đối với điện thoại có NFC như Xperia Z1, ống kính mất khoảng 3-5 giây để nhận kết nối (tuỳ thuộc vào môi trường) thông qua Wi-Fi Direct. Hoặc bạn có thể mở máy và truy cập trực tiếp vào phần mềm PlayMemories Mobile để chọn máy ảnh QX10/QX100 đang sử dụng (đã kết nối).
Riêng với các dòng máy không hỗ trợ NFC, hai máy ảnh sẽ tự phát Wi-Fi, trên máy sẽ có phần thông tin về điểm truy cập không dây và password để bạn kết nối với điện thoại như iPhone, một số máy Android không hỗ trợ NFC.
Qua thử nghiệm, việc kết nối dữ liệu từ điện thoại đến máy ảnh sẽ có độ trễ nhất định. Tất nhiên là sẽ chỉ trong chớp mắt chứ không khựng khoảng 0.5-1 giây như máy ảnh Cyber-shot có Wi-Fi như WX80. Hệ thống điều khiển của máy cực kì đơn giản vì bạn sẽ không có nhiều các tuỳ chọn chụp ảnh như P/A/S/M mà chỉ có hai chế độ chụp ảnh và quay phim, tuỳ chọn các thông số chụp như lấy nét, kích thước ảnh. Với việc thử nghiệm hàm API cho các lập trình viên, rất có thể tương lai hệ thống điều khiển này sẽ bổ sung nhiều tính năng hơn như ISO, cân bằng trắng, đo sáng, tốc độ chụp...
Như vậy, QX10 giải quyết được vấn đề chụp ảnh và zoom 10X, còn QX100 thì đáp ứng chất lượng ảnh với cảm biến lớn. Tuy nhiên bạn chưa thể chụp phơi sáng, bắt tốc độ chuyển động rất cao, chụp thác nước... do không thể can thiệp khẩu độ, tốc độ, ISO... Dù sao thì đây cũng là khởi đầu cho một chiếc máy ảnh đơn giản, ý tưởng thú vị, dùng được nhiều điện thoại khác nhau trong thời buổi chụp ảnh và chia sẻ như hiện nay.
Tập ảnh: Cận cảnh bộ đôi máy ảnh Cyber-shot QX10 và QX100 (20 hình)
– / 20
Hình 1
Hình 2
Hình 3
Hình 4
Hình 5
Hình 6
Hình 7
Hình 8
Hình 9
Hình 10
Hình 11
Hình 12
Hình 13
Hình 14
Hình 15
Hình 16
Hình 17
Hình 18
Hình 19
Hình 20
Nguồn: http://www.thongtincongnghe.com/article/51039